Bạn đã bao giờ quan tâm đến chi phí phẫu thuật glocom và những lưu ý sau mổ chưa? Đừng lo, bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và dễ hiểu.
Chi phí phẫu thuật glocom là bao nhiêu?
Chi phí phẫu thuật glocom phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phương pháp phẫu thuật, bệnh viện, thời gian nằm viện, mức hỗ trợ bảo hiểm, đơn thuốc và các khoản phát sinh khác. Thông thường, chi phí sẽ dao động từ 1 - 5 triệu đồng/1 mắt cho mỗi lần mổ.
Nguyên nhân gây bệnh glocom là do sự ứ đọng thủy dịch làm áp lực trong mắt (nhãn áp) tăng cao quá mức, gây tổn thương dây thần kinh thị giác. Phẫu thuật glocom nhằm hạ nhãn áp xuống mức thấp. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật sẽ được tùy chỉnh dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng:
-
Phẫu thuật laser: Sử dụng tia laser để tạo lỗ nhỏ trên vùng bè, giúp thủy dịch lưu thông ra ngoài và hạ nhãn áp. Chi phí khoảng 1 - 2 triệu đồng/mắt.
-
Cắt bè củng giác mạc: Cắt bỏ một phần nhỏ của mống mắt để tạo lối thoát mới cho thủy dịch. Chi phí khoảng 4 - 5 triệu đồng/mắt.
-
Cấy ống thoát thủy dịch: Ghép một ống silicon nhỏ vào mắt, giúp thủy dịch được thoát ra ngoài.
-
Quang đông thể mi: Sử dụng tia laser để kìm hãm quá trình tiết thủy dịch và giảm áp lực trong mắt.
Chi phí phẫu thuật glocom có được bảo hiểm hỗ trợ không?
Chi phí phẫu thuật glocom được bảo hiểm y tế hỗ trợ một phần. Nếu bạn điều trị đúng tuyến, bạn có thể được bảo hiểm hỗ trợ khoảng 70 - 80% tiền viện phí. Nếu vượt tuyến, mức chi trả khoảng 40%. Riêng đối với người bệnh trên 80 tuổi, 100% chi phí khám chữa bệnh sẽ được chi trả.
Phẫu thuật glocom có biến chứng gì không?
Ngoài việc quan tâm đến chi phí phẫu thuật glocom, bạn cũng cần tìm hiểu về các biến chứng có thể xảy ra sau mổ để có biện pháp phòng tránh kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:
-
Nhiễm trùng: Gây đau nhức, sưng đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt, tiết nhiều mủ. Để phòng ngừa, bạn cần dùng thuốc kháng sinh trước và sau mổ.
-
Đục thủy tinh thể: Phẫu thuật glocom có thể làm tổn thương thủy tinh thể, gây mờ mắt, chói mắt, khó nhìn ban đêm.
-
Chảy máu: Có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật hoặc trong vòng 2 - 3 ngày sau mổ, thường phát sinh từ thể mi hoặc các vết cắt trên mống mắt, giác mạc, vùng bè.
-
Hạ nhãn áp quá mức: Áp lực nội nhãn giảm xuống quá thấp sau phẫu thuật glocom, dẫn đến tích tụ bọng dịch sau võng mạc.
Giải pháp tự nhiên giúp mắt nhanh hồi phục sau phẫu thuật glocom
Sau phẫu thuật glocom, việc chăm sóc mắt trước và sau mổ rất quan trọng để đảm bảo mắt nhanh hồi phục. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ, bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm tự nhiên để giúp mắt hồi phục nhanh hơn.
Nhiều bằng chứng cho thấy, bổ sung Astaxanthin từ Vi tảo lục, Alpha lipoic acid, Kẽm, vitamin B2 cùng Câu kỷ tử, Hoàng đằng đầy đủ cho mắt sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật glocom và bảo vệ dây thần kinh thị giác.
Astaxanthin và Alpha lipoic acid có khả năng chống oxi hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại trong mắt. Kẽm và Vitamin B2 là hai thành phần quan trọng giúp tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai của dây thần kinh thị giác, giảm thiểu tổn thương khi nhãn áp tăng.
Trong khi đó, Câu kỷ tử và Hoàng đằng sẽ cung cấp cho mắt các hoạt chất kháng sinh, chống viêm tự nhiên, giúp sửa chữa và phục hồi lại các tế bào mắt bị tổn thương, giảm đau nhức và ngăn ngừa viêm nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Hiện nay, Minh Nhãn Khang Platinum là một sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để giúp mắt sáng khỏe sau phẫu thuật glocom. Chỉ cần sử dụng 4 viên mỗi ngày, bạn đã có thể bảo vệ mắt, giảm thiểu biến chứng sau mổ và tránh mù lòa.
Lưu ý chăm sóc mắt sau phẫu thuật glocom
Sau phẫu thuật glocom, việc chăm sóc mắt đúng cách là rất quan trọng để giúp mắt nhanh hồi phục. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên tuân thủ:
-
Tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và đến tái khám đúng lịch hẹn.
-
Đeo gạc che mắt vào ban đêm ít nhất trong 1 tuần đầu sau mổ.
-
Đeo kính râm, kính bảo hộ, tấm chắn mắt khi ra ngoài để bảo vệ mắt.
-
Tránh các hoạt động làm tăng áp lực cho mắt.
-
Hạn chế lái xe, đi máy bay và quan hệ tình dục.
-
Không đeo kính áp tròng và trang điểm vùng mắt.
-
Hạn chế đến nơi đông người hoặc môi trường ô nhiễm để tránh nhiễm trùng mắt.
-
Tránh tiếp xúc với xà phòng, nước bẩn, hóa chất và nước biển.
-
Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng và thức khuya.
-
Hạn chế ăn đồ cứng, khó nhai và các loại thực phẩm không lành cho mắt.
-
Uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm tốt cho mắt.
Phẫu thuật glocom ở bệnh viện nào tốt?
Ngoài việc quan tâm đến chi phí, bạn cần chọn một bệnh viện uy tín, có đội ngũ y bác sỹ kinh nghiệm và trang thiết bị đầy đủ để thực hiện phẫu thuật glocom. Dưới đây là một số địa chỉ bệnh viện mà bạn có thể tham khảo:
-
Bệnh viện Mắt Trung ương - 85 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline: 024.3826.3966
-
Bệnh viện Mắt Hà Nội - 37 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline: 0848.95.8866
-
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 - 72 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 1900.277227
-
Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội - Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline: 024.3943.1736
-
Bệnh viện mắt Quốc tế DND - 128 Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hotline: 0969.128.128
-
Bệnh viện mắt TP. HCM - Số 280 Điện Biên Phủ, quận 3, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0979.797.279
-
Trung tâm Mắt kỹ thuật Cao Bệnh viện, BV 30-4 9 Sư Vạn Hạnh, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 069.333.64.68
-
Bệnh Viện Mắt Cao Thắng - 135 Trần Bình Trọng, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Hotline: 0908.015.037
-
Bệnh Viện Mắt Sài Gòn - Số 473, đường Cách Mạng Tháng 8, quận 10, TP.HCM. Hotline: (08) 3862.9751
Thông tin về chi phí phẫu thuật glocom và lưu ý chăm sóc mắt sau mổ đã được chia sẻ. Nếu bạn cần tư vấn thêm về phương pháp điều trị glocom tránh phẫu thuật, hãy liên hệ qua Zalo: 0971.003.903 để được hỗ trợ chi tiết.
Nguồn tham khảo: brightfocus.org