Xem thêm

Tổng hợp 5 công dụng tuyệt vời từ trái thanh long

Thanh long là một loại trái cây thanh mát, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Loại quả này cung cấp các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh và...

Thanh long là một loại trái cây thanh mát, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Loại quả này cung cấp các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa một số bệnh và chống lão hóa hiệu quả. Dưới đây là 5 công dụng nổi bật đối với sức khỏe từ quả thanh long mà bạn nên biết.

Ăn thanh long có  <a href='https://tamthatbac.org/tag/tac-dung-cua-tam-that' title='tác dụng' class='hover-show-link replace-link-5091'>tác dụng<span class='hover-show-content'></span></a>  gì? 5 công dụng nổi bật của thanh long

Thanh long là một loại trái cây thanh mát, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Trái thanh long bao nhiêu calo?

Quả thanh long là một loại trái cây giàu dinh dưỡng chứa ít calo và gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất. Trong 100g thanh long bao gồm các dưỡng chất sau:

  • Calo: 60g
  • Carbs: 13g
  • Chất đạm: 1,2g
  • Chất xơ: 3g
  • Vitamin C: 34,7mg
  • Canxi: 10,6mg
  • Sắt: 0,5mg
  • Magie: 10% RDI

Quả thanh long cũng chứa một hàm lượng các chất chống oxy hóa, bao gồm polyphenol, anthocyanin, carotenoid có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh cho cơ thể.

Ngoài ra, trái thanh long cũng không chứa chất béo và cholesterol, đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho những người quan tâm đến sức khỏe tim mạch và kiểm soát cân nặng.

5 lợi ích sức khỏe của trái thanh long

Ăn thanh long có tác dụng gì? Cùng tìm hiểu những công dụng nổi bật đối với sức khỏe mà trái thanh long đem lại sau đây.

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Loại quả này chứa nhiều vitamin C, polyphenol, anthocyanin, carotenoid có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh cho cơ thể và chống lại viêm nhiễm. Việc ăn thanh long giúp củng cố hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.

2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Ăn thanh long có tác dụng gì? Thanh long cung cấp hàm lượng chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, chống táo bón và ngăn ngừa triệu chứng ruột kích thích (IBS).

Thanh long tốt cho hệ tiêu hóa

3. Ngăn ngừa lão hóa da

Chất chống oxy hóa như vitamin C và vitamin E có trong thanh long có khả năng bảo vệ làn da khỏi sự tổn thương của tác nhân môi trường và ngăn ngừa lão hóa. Nó cung cấp độ ẩm cho da và làm giảm tình trạng mụn trứng cá.

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Trong thanh long có chứa một lượng chất sắt, một khoáng chất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu và cung cấp oxy cho cơ thể. Hơn thế nữa vitamin C trong thanh long giúp cơ thể bạn hấp thụ và sử dụng chất sắt.

5. Tốt cho bà bầu

Ăn thanh long có tác dụng gì? Loại quả này chứa axit folic, một dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển thai nhi. Axit folic giúp ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe của thai nhi như các dị tật bẩm sinh.

Thanh long tốt cho phụ nữ mang thai

Hướng dẫn cách ăn thanh long tốt cho sức khỏe

Mặc dù thanh long mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cũng cần tuân thủ một số khuyến cáo sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tác dụng phụ của quả thanh long bạn nên biết

Một số người có thể xảy ra tình trạng dị ứng khi tiêu thụ thanh long như ngứa ngáy, sưng tấy hoặc khó thở. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào sau khi ăn thanh long, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và thăm khám bác sĩ.

Lưu ý thêm, nếu bạn ăn thanh long màu đỏ, có thể gây ra hiện tượng màu nước tiểu của bạn biến thành hồng hoặc đỏ. Đừng lo lắng về điều này, bởi sau khi cơ thể đào thải, màu nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Gợi ý cách chế biến thanh long thơm ngon, bổ dưỡng

Ngoài cách ăn trực tiếp thường thấy thì thanh long còn có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau, một số cách gợi ý sau đây:

  • Nước ép: Bạn có thể nghiền hoặc xay nhuyễn thanh long để tận dụng tối đa các dưỡng chất của chúng.
  • Món tráng miệng: Thanh long có thể được sử dụng để làm các món tráng miệng ngon miệng như kem, mứt hoặc sữa chua trái cây.
  • Salad: Có thể sử dụng thanh long kết hợp với các loại rau củ tươi. Đây là lựa chọn thích hợp dành cho người đang trong chế độ ăn kiêng.
  • Làm sốt: Bạn có thể dùng thành long đỏ và đun cho sệt lại với các gia vị tùy thích để làm sốt ăn kèm với món ăn chính.

Các cách chế biến thanh long ngon miệng

Một số lưu ý bạn nên biết khi ăn thanh long

Khi ăn thanh long, bạn nên chú ý đến các điều sau để đảm bảo tận dụng được tất cả các lợi ích dinh dưỡng.

  • Mặc dù không ăn phần vỏ, tuy nhiên bạn phải nhớ rửa sạch trái thanh long trước khi ăn để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, hoặc các hóa chất còn sót trên vỏ.
  • Có thể bảo quản chúng trong tủ lạnh tối đa 5 ngày hoặc đông lạnh tối đa 3 tháng.
  • Hãy kết hợp thanh long với các loại thực phẩm khác để có một chế độ ăn uống cân đối và đa dạng.
  • Nếu bà bầu có nhu cầu thêm thanh long vào chế độ ăn uống hàng ngày cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn.

Việc ăn thanh long rất có lợi cho cơ thể và nó còn mang lại nhiều lợi ích đối với nhiều khía cạnh khác của sức khỏe. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các công dụng của quả thanh long trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn nên tiêu thụ loại quả này với liều lượng tối đa 1 quả/ngày để đảm bảo dinh dưỡng và tránh gây hại dạ dày bạn nhé!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

Bạn có thể xem thêm:

  • 8 lợi ích ngạc nhiên đối với sức khỏe của dưa lưới
  • Ăn cà chua có tốt không? Top 6 lợi ích bất ngờ của cà chua
  • Top 8 lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe từ quả dưa hấu
  • Top 8 công dụng đối với sức khỏe từ quả chanh dây
1