Sức khỏe

Uống sữa ong chúa có tác dụng gì? 9 tác dụng của sữa ong chúa

Mai Kiều Liên

Sữa ong chúa với nguồn dinh dưỡng dồi dào được cho là có thể mang đến nhiều tác dụng nổi bật cho sức khỏe con người đồng thời có thể giúp làm đẹp da từ...

Sữa ong chúa với nguồn dinh dưỡng dồi dào được cho là có thể mang đến nhiều tác dụng nổi bật cho sức khỏe con người đồng thời có thể giúp làm đẹp da từ bên trong. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết uống sữa ong chúa có tác dụng gì hãy thì cùng mình dành chút thời gian tìm hiểu nhé!

1 Sữa ong chúa là gì?

Sữa ong chúa là sản phẩm được tiết ra từ hàm của ong thợ (ong mật) 7 ngày tuổi trở đi, dùng để nuôi ong chúa và ấu trùng ong chúa. Ở nhiệt độ thường, sữa ong chúa có kết cấu giống như bơ, màu hơi ngà vàng. Sữa ong chúa thường được coi là phiên bản “sữa mẹ” của ong mật và là chất tiết giàu protein do ong thợ tiết ra. Tên gọi “sữa ong chúa” bởi đây là loại sữa được dành riêng cho ong chúa hoặc ấu trùng ong chuẩn bị phát triển thành ong chúa.

Sữa ong chúa dùng để nuôi ong chúa và ấu trùng ong chúa.

Những con ong thợ trộn mật ong và phấn hoa với các enzyme trong tuyến cổ họng của chúng để tạo ra sữa ong chúa. Nhờ nguồn dinh dưỡng này mà ong chúa thường có kích thước, sức mạnh, sức chịu đựng, tỷ lệ sinh sản và tuổi thọ vượt trội so với các loài ong khác.

2 Thành phần của sữa ong chúa

Thành phần của sữa ong chúa chủ yếu bao gồm nước (50-65%), đường (15%), protein (13-18%), chất béo (3-6%), khoáng chất (1.5%), vitamin (nhóm B, như B1, B2, B3, B5, B6, B7, B8, B9) và các nguyên tố vi lượng.

Sữa ong chúa chứa chín glycoprotein, được gọi chung là Protein sữa ong chúa (MRJP) và hai axit béo, axit trans-10-Hydroxy-2-decenoic và axit 10-Hydroxydecanoic. Trong đó acid 10-hydroxy-2-decenoic (10-HDA) với hàm lượng khoảng 2%, được gọi là "yếu tố R", viết tắt của rejuvenation factor (yếu tố trẻ hóa), được biết đến với khả năng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Sữa ong chúa cũng chứa royalisin, một peptit có tác động đối với vi khuẩn Gram dương. Thành phần peptit này được cho là có tác động ức chế đối với vi khuẩn gây bệnh (Bacillus larvae, Bacillus subtilis, Sarcina lutea), nấm và virus.

3 Tính chất của sữa ong chúa

Một số tính chất nổi bật của sữa ong chúa bao gồm:

  • Chống oxy hóa: Sữa ong chúa có khả năng chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương gây ra bởi các gốc tự do và tác nhân gây hại.
  • Chống viêm: Nghiên cứu cho thấy sữa ong chúa có tính chất chống viêm, có thể giúp giảm sưng, đỏ và viêm nhiễm trong cơ thể.
  • Chống vi khuẩn: Sữa ong chúa có khả năng ức chế vi khuẩn và vi rút, giúp ngăn chặn sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Chống nấm: Sữa ong chúa cũng có khả năng ức chế sự phát triển của các loại nấm gây bệnh.
  • Chống tăng lipid máu: Sữa ong chúa cũng có tiềm năng giúp kiểm soát mức lipid máu, giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến tăng mỡ trong máu.

4 Uống sữa ong chúa có tác dụng gì?

Những công dụng của sữa ong chúa phải kể đến như:

1. Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Một lý do quan trọng khiến sữa ong chúa được sử dụng rộng rãi là nó chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá cho cơ thể. Mặc dù sữa ong chúa chủ yếu chứa nước, chất béo, carbs và protein, nhưng tác dụng tích cực của nó đối với sức khỏe chủ yếu đến từ sự hiện diện của chín glycoprotein, được gọi chung là major royal jelly proteins (MRJPs) và hai axit béo, trans-10-Hydroxy-2-decenoic acid và 10-Hydroxydecanoic acid. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều loại vitamin B như thiamine, folic acid, riboflavin, biotin,...

2. Sữa ong chúa giúp chống oxy hóa và chống viêm

Sữa ong chúa được nghiên cứu với tác dụng tiềm năng trong việc giảm viêm và stress oxy hóa. Các thành phần như axit amin, axit béo, và các hợp chất phenolic có trong sữa ong chúa có thể có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Trong các nghiên cứu trên ống nghiệm và động vật, sữa ong chúa có khả năng giảm viêm và giảm tình trạng stress oxy hóa.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực về tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của sữa ong chúa, nhưng vẫn cần thêm nghiên cứu lâm sàng trên con người để xác nhận các lợi ích này.

3. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Sữa ong chúa có thể có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phản ứng histamine, một hợp chất được sản xuất trong cơ thể để đáp ứng với chấn thương hoặc dị ứng, có thể bị ức chế sau khi uống sữa ong chúa. Sữa ong chúa chứa nhiều flavonoid và các hợp chất hữu cơ, có khả năng nâng cao hiệu suất hệ thống miễn dịch. Điều này có thể giúp chống lại các chất gây dị ứng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.

4. Làm giảm huyết áp

Sữa ong chúa có thể giúp bảo vệ tim và hệ tuần hoàn bằng cách giảm huyết áp. Nghiên cứu trên động vật và ống nghiệm đã cho thấy sữa ong ch

1