Sức khỏe

Tiểu đường ăn mì tôm được không - Tìm hiểu 4 loại mì dành cho người tiểu đường

Mai Kiều Liên

Mì tôm là món ăn nhanh mà nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ăn mì tôm thường được cho là không tốt cho sức khỏe. Vậy liệu người tiểu đường có thể ăn mì tôm...

Mì tôm là món ăn nhanh mà nhiều người biết đến. Tuy nhiên, ăn mì tôm thường được cho là không tốt cho sức khỏe. Vậy liệu người tiểu đường có thể ăn mì tôm không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này!

Thành phần dinh dưỡng có trong một gói mì tôm 75g

Để biết người tiểu đường có thể ăn mì tôm hay không, chúng ta cần xem thành phần dinh dưỡng trong một gói mì tôm 75g như sau:

  • Năng lượng: 350 kcal
  • Cacbohydrate: 51.4 g
  • Chất béo: 13.0 g
  • Chất đạm: 6.9 g

Từ bảng thành phần trên, chúng ta có thể tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi "Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn mì tôm được không?"

Bệnh tiểu đường ăn mì tôm được không?

Câu trả lời là không. Người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn mì tôm hoặc nếu muốn ăn, phải chọn đúng loại mì và cách ăn đúng. Mì tôm được xếp vào nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chứa nhiều chất bột đường, chất bổ sung năng lượng tức thì và ít chất dinh dưỡng. Mì tôm có thể làm tăng lượng đường trong máu của người tiểu đường một cách nhanh chóng.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng người bệnh tiểu đường không nên ăn mì tôm, chỉ được phép ăn các loại mì tươi chứa ít chất bảo quản, không chiên qua dầu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tại sao người bệnh tiểu đường không nên ăn mì tôm?

Mì tôm chứa nhiều thành phần khác nhau khiến nó không tốt cho cơ thể, đặc biệt là người bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số lý do:

Chỉ số GI và GL của mì tôm

  • GI (chỉ số đường huyết): Mì tôm có GI là 47, tuy không quá cao nhưng nấu càng lâu thì chỉ số đường huyết càng tăng. Do đó, không nên sử dụng mì nấu chín kĩ, kể cả đối với người bình thường hay là người mắc tiểu đường.

  • GL (tải lượng đường huyết): Mì tôm có GL là 18.8, nằm trong mức trung bình. Tuy nhiên, mì tôm vẫn có thể gây tăng đường trong máu nếu bạn ăn quá mức cho phép và không kết hợp với các thực phẩm khác như thịt, rau xanh, v.v.

Do đó, thay vì ăn mì tôm, người bệnh nên chọn loại mì có lượng đường huyết thấp như mì nguyên cám làm từ lúa mì hoặc mì ngũ cốc nguyên hạt.

Ăn nhiều mì tôm gây béo phì ở người tiểu đường

Mì tôm chứa nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể hấp thu loại carbohydrate này nhanh chóng và chuyển hóa thành glucose. Điều này làm tăng lượng đường trong máu ngay sau khi ăn và khiến cơ thể cảm thấy đói, dẫn đến việc ăn nhiều hơn.

Nếu thường xuyên sử dụng mì tôm mà không kết hợp với chất đạm và chất xơ, ngay cả người bình thường cũng có nguy cơ bị mắc béo phì, còn người bệnh tiểu đường thì nguy cơ càng cao hơn.

Tăng nguy cơ mắc biến chứng ở người tiểu đường

Mì tôm chứa hàm lượng natri cao gấp đôi lượng muối khuyến nghị dùng trong 1 ngày cho bệnh nhân tiểu đường. Điều này làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng tiểu đường như bệnh thận, cao huyết áp hoặc bệnh tim.

Ăn nhiều mì tôm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Ngoài ra, mì tôm còn chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và hương vị nhân tạo làm mì trở nên không tốt cho sức khỏe. Chất bảo quản kết hợp với chất béo hydro hóa có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và gây khó tiêu, đặc biệt là ở những người bị tiểu đường, người mắc một số bệnh mãn tính như tim, ruột, đường tiêu hóa.

Chắc hẳn đến đây các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn mì tôm không?" rồi. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn mì tôm, hạn chế tối đa để tránh tăng đường huyết và hỗ trợ quá trình trị liệu bệnh tốt hơn. Thay vào đó, nên lựa chọn loại mì phù hợp với thực đơn dành riêng cho người tiểu đường.

Các loại mì an toàn cho sức khỏe của người tiểu đường

Mặc dù không nên ăn mì tôm, người tiểu đường vẫn có thể lựa chọn các loại mì an toàn khác. Dưới đây là một số lựa chọn tốt:

Mì kiều mạch (soba)

Mì kiều mạch được làm từ hạt kiều mạch và có xuất xứ từ Nhật Bản. Mì kiều mạch có chỉ số đường huyết thấp (GI là 56 trong 50g mì soba), giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với các loại thực phẩm giàu carbohydrate khác. Ngoài ra, mì kiều mạch còn chứa rutin và nhiều chất xơ giúp giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa các biến chứng.

Mì tảo bẹ

Mì tảo bẹ là một lựa chọn tốt cho người tiểu đường. Mì tảo bẹ chứa rất ít calo và cung cấp chất xơ giúp người bệnh tăng cảm giác no, hạn chế thèm ăn, và kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Mì ngũ cốc

Người tiểu đường nên chọn mì ngũ cốc như mì nguyên hạt, mì gạo lứt, mì nguyên cám. Mì ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp giảm cholesterol, tăng độ nhạy cảm và kiểm soát đường huyết sau khi ăn.

Mì Shirataki

Mì Shirataki là loại mì được làm từ bột khoai mỡ. Loại mì này chứa ít calo, lượng carbohydrate thấp, và giúp kiểm soát cân nặng và đường huyết tốt hơn.

Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi "Người bị tiểu đường có thể ăn mì tôm được không?". Hãy lựa chọn mì phù hợp cho mình để bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và đón đọc các bài viết bổ ích khác về tiểu đường từ Gluzabet!

1