Sức khỏe

Gạo lứt và bệnh tiểu đường: Có nên ăn không? Cách ăn đúng?

Mai Kiều Liên

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa gạo lứt và bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cung cấp những hướng dẫn cách ăn gạo lứt...

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa gạo lứt và bệnh tiểu đường. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ cung cấp những hướng dẫn cách ăn gạo lứt một cách đúng cách và hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

1. Gạo lứt có an toàn cho người bị tiểu đường?

Đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định rằng gạo lứt an toàn cho người tiểu đường. Gạo lứt có chỉ số Glycemic Index (GI) là 68, thấp hơn so với gạo trắng có chỉ số GI là 73. Do đó, việc ăn gạo lứt sẽ an toàn hơn cho người tiểu đường.

Thêm vào đó, gạo lứt cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn do chỉ lấy bỏ phần vỏ cám bên ngoài. Chất xơ và magie có nhiều trong gạo lứt giúp cơ thể kiểm soát đường huyết. Chất xơ trong gạo lứt còn có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp người bệnh tiểu đường duy trì cân nặng hợp lý và tránh các biến chứng. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa các hợp chất flavonoid có tính oxy hóa mạnh, giúp chống viêm, hạn chế nguy cơ mắc các loại bệnh về ung thư, tim mạch, và Alzheimer.

Hiện nay, có hai loại gạo lứt phổ biến là gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Mỗi loại có đặc điểm và công dụng riêng.

  • Gạo lứt đỏ: Là loại gạo có màu đỏ nâu, khá dẻo khi nấu chín. Gạo lứt đỏ có nhiều chất xơ, vitamin A, B... phù hợp với những người ăn chay, người bị tiểu đường.

  • Gạo lứt đen: Đây là loại gạo có màu tím than, giàu chất xơ, ít đường và có nhiều hợp chất thực vật giúp ngăn ngừa bệnh tim, đẩy lùi ung thư. Đây là loại gạo rất lành mạnh và tốt cho sức khỏe người tiểu đường.

Gạo lứt đỏ giàu chất xơ, vitamin A, B1,... phù hợp với người bị tiểu đường

2. Cách nấu gạo lứt cho người tiểu đường

Gạo lứt cũng là một loại gạo, vì vậy cách chế biến cũng tương tự như gạo thông thường. Dưới đây là hai cách nấu gạo lứt phổ biến cho người tiểu đường:

2.1. Nấu cơm gạo lứt

  • Bước 1: Lấy một lượng gạo vừa đủ cho vào nồi hoặc giá để vo. Sử dụng nước lạnh để vo gạo lứt.

  • Bước 2: Đổ lượng nước phù hợp vào nồi (thông thường khoảng 180g gạo thì đổ khoảng 475ml nước). Tùy theo khẩu vị, bạn có thể cho thêm một chút dầu oliu hoặc muối.

  • Bước 3: Nếu sử dụng nồi cơm điện, cắm điện và bật nút nấu như nấu cơm bình thường. Còn nếu sử dụng bếp đun, đun sôi rồi giảm nhỏ lửa. Gạo sẽ chín trong khoảng 45-55 phút.

Chú ý:

  • Sau khi gạo đã hết nước, tắt bếp và đậy nắp khoảng từ 8-10 phút để cơm tơi và chín đều.
  • Nên ngâm gạo khoảng 8 tiếng trước khi nấu để mau chín.
  • Không nên vo gạo quá kỹ để tránh mất chất dinh dưỡng ở lớp cám bên ngoài.

Cơm gạo lứt là món ăn ngon, tốt cho người bị tiểu đường

2.2. Nấu nước gạo lứt

Thay vì nấu thành cơm, người bị tiểu đường có thể nấu nước gạo lứt để uống. Dưới đây là cách làm:

  • Lấy khoảng 200g gạo lứt và cho vào chảo rang.
  • Gạo lứt đã rang ngâm vào nước sạch trong 8 tiếng.
  • Lấy khoảng 2 lít nước lọc cho vào nồi, vớt gạo đã ngâm cho vào với 2 lít nước để đun.

Chú ý: Khi nước đã sôi, đun nhỏ lửa cho tới khi lượng nước còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.

Nước gạo lứt có thể sử dụng thay nước lọc giúp hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tiểu đường

3. Người tiểu đường nên ăn bao nhiêu gạo lứt?

Gạo lứt là một loại thực phẩm tốt, nhưng vẫn cần kiểm soát lượng carbs cung cấp cho cơ thể. Hiện tại, chưa có khuyến nghị cụ thể về lượng carbs phù hợp cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần kết hợp gạo lứt với các loại thực phẩm khác chứa lượng carbs thấp như rau và ức gà.

Ví dụ, nếu mục tiêu khẩu phần ăn mỗi bữa của bạn là 30g carbs, thì bạn nên sử dụng khoảng ½ chén cơm gạo lứt (khoảng 100g) với 26g carbs. Còn lượng carbs còn lại, bạn có thể bổ sung từ những thực phẩm chứa carbs thấp như rau hoặc ức gà.

Do đó, khi sử dụng gạo lứt cho bữa ăn hàng ngày, người bị tiểu đường cần kết hợp với các loại thực phẩm chứa lượng carbs thấp như rau và ức gà.

4. Tiểu đường thai kỳ có ăn được gạo lứt không?

Với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, việc sử dụng gạo lứt giúp bổ sung magie để thúc đẩy quá trình sản sinh insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, gạo lứt là một thực phẩm tốt và các mẹ bầu có thể sử dụng để hạn chế tiểu đường thai kỳ.

Gạo lứt là sản phẩm tốt giúp mẹ bầu kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ

5. Lưu ý khi ăn gạo lứt cho người tiểu đường

Khi ăn gạo lứt, người tiểu đường cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Ăn cùng những thực phẩm khác: Người bị tiểu đường có thể ăn gạo lứt cùng với các thực phẩm lành mạnh khác như protein nạc, chất béo lành mạnh để kiểm soát lượng đường trong máu.

  • Ăn chậm nhai kỹ: Khi ăn gạo lứt, cần nhai kỹ để dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe.

  • Đo đường huyết sau bữa ăn: Sau mỗi bữa ăn, cần kiểm tra lại đường huyết để biết lượng gạo lứt ăn có đảm bảo đúng tiêu chuẩn và lượng đường huyết vẫn trong mức độ kiểm soát. Điều này giúp bạn đưa ra định lượng và chế độ ăn phù hợp.

  • Chỉ nên dùng trong 4-5 tháng khi mở: Khi gạo lứt đã mở ra để sử dụng, chỉ nên dùng trong 4-5 tháng. Sau thời gian này, gạo có thể bị ẩm, mốc và mất chất dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh gạo lứt, còn rất nhiều thực phẩm có thể thay thế cơm trắng trong bữa ăn của người bị tiểu đường. Hãy tìm hiểu thêm tại bài viết "Tiểu đường ăn gì thay cơm".

Nên đo đường huyết sau khi ăn gạo lứt để kiểm soát tốt tình trạng bệnh

Ngoài gạo lứt, người bị tiểu đường cần bổ sung thêm các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt để ổn định đường huyết và tăng cường sức khỏe. Sữa Glucare Gold là một trong những sản phẩm đó.

Sữa Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ. Sữa này có chỉ số đường huyết (GI) thấp và ít calo, dễ tiêu hóa và hấp thu chậm, giúp kiểm soát đường huyết tốt. Ngoài ra, sữa Glucare Gold còn chứa các dưỡng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe.

Glucare Gold - sản phẩm chuyên biệt cho người bị tiểu đường

Như vậy, gạo lứt là một thực phẩm thân thiện và hỗ trợ tốt cho người bị tiểu đường. Đồng thời, để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, hãy bổ sung sữa Glucare Gold để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

1