Khi bạn nghĩ về thực phẩm giàu Kali, có lẽ đầu tiên trong đầu bạn sẽ nghĩ đến chuối. Tuy nhiên, không chỉ có chuối, bơ và khoai lang mà bạn ăn hàng ngày cũng chứa lượng Kali lớn.
Kali đóng vai trò quan trọng như một chất điện giải trong cơ thể, là dưỡng chất không thể thiếu để có sức khỏe hoàn hảo.
Thực phẩm giàu Kali không chỉ có trong các loại thuốc, vitamin hoặc thực phẩm chức năng, mà còn có thể tìm thấy trong những thực phẩm từ nền nông nhiệp phong phú.
1/ Kali là gì?
Kali là một chất điện giải quan trọng trong cơ thể, giúp kiểm soát cân bằng chất lỏng và co thắt cơ bắp.
Kali tồn tại chủ yếu trong các tế bào cơ, nhưng cũng có thể tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, gan và xương.
Trong thời đại hiện đại, lượng Kali trong thực phẩm đã giảm đi nhiều so với trước đây. Lý do chính là do đất không còn giàu khoáng chất như trước đây, một phần do việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Một số dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu Kali bao gồm mệt mỏi, chuột rút cơ bắp, khó ngủ, trầm cảm và nhịp tim không đều.
Vì vậy, để đảm bảo cân bằng chất điện giải cho cơ thể, bạn nên thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu Kali vào chế độ ăn hàng ngày.
Nếu bạn chưa biết loại thực phẩm nào chứa nhiều Kali nhất, hãy tham khảo top 10 thực phẩm giàu Kali sau đây:
2/ Top 10 thực phẩm giàu Kali nhất
Phương thứ sống lành mạnh không thể thiếu những thực phẩm tự nhiên và sạch. Chúng cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào và giàu enzyme cho cơ thể và sức khỏe của chúng ta.
2.1/ Quả họ bí
- Trong 100g bí ngô chứa 340mg Kali, bí đao là 6mg, bí ngồi là 261mg.
- Các loại quả họ bí như bí ngô, bí đao rất giàu Kali, cũng như vitamin B và C.
- Có nhiều cách để bạn chế biến món này từ các món đơn giản như xào, nấu canh hay nướng, làm sup, sữa.
2.2/ Rau bina nấu chín
- Rau bina sống chứa ít hơn 5% giá trị Kali hàng ngày, nhưng khi nấu chín, mức Kali tăng đáng kể.
- Có nhiều món ăn đa dạng với rau bina từ salad đến nấu canh, súp, cháo ngon miệng và giàu dinh dưỡng.
2.3/ Cải chip
- Rau cải chip là loại rau xanh lá rất giàu dinh dưỡng cho món ăn hàng ngày.
- Ở nước ta, với khí hậu nhiệt đới, cải chip rất dễ trồng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.
- Xào, luộc, hấp hoặc nướng, bạn có thể thỏa sức sáng tạo với loại rau dễ ăn này.
2.4/ Quả Bơ
- Trong 100g thịt bơ chứa 485mg Kali.
- Bơ là một trong 9 thực phẩm chứa chất béo lành mạnh, được khuyến khích dùng hàng ngày.
- Bạn có thể tận dụng nguồn bơ dồi dào trong nước để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.
2.5/ Chuối
- Chuối giúp giảm stress, căng thẳng và cung cấp Kali. Trong 100g chuối chứa 358mg Kali.
- Chuối thích hợp cho những bữa ăn nhẹ và làm bánh, thậm chí tạo độ ngọt tự nhiên cho sinh tố.
- Đừng bỏ qua chuối nếu bạn cần bổ sung Kali hàng ngày.
2.6/ Cá hồi hoang dã
- Trong 100g cá hồi chứa 490mg Kali.
- Thịt cá hồi hoang dã rất giàu Kali và nhiều khoáng chất khác.
- Nên chọn cá hồi hoang dã thay vì cá hồi nuôi công nghiệp để đảm bảo lượng dinh dưỡng cao.
2.7/ Khoai Lang
- Trong 100g khoai lang chứa 337mg Kali.
- Khoai mỡ này không chỉ giàu Kali (337mg/100g) mà còn chứa mangan, vitamin A và vitamin B6.
- Nướng, luộc hoặc chế biến thành nhiều món ăn ngon như súp, cháo để đa dạng bữa ăn.
2.8/ Dưa hấu
- Trong 100g dưa hấu chứa 112mg Kali.
- Loại trái cây ngọt này chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin A, C và 14% giá trị Kali hàng ngày.
- Bạn có thể cắt lát và thưởng thức như một món ăn nhẹ ngon miệng.
2.9/ Bông cải xanh
- Trong 100g bông cải xanh chứa 316mg Kali.
- Bông cải xanh là một loại rau xanh giàu dưỡng chất, bao gồm Kali, vitamin B và chất xơ tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa.
2.10/ Nước dừa
- Trong 100g nước dừa chứa 250mg Kali.
- Nước dừa là một thức uống tuyệt vời để giảm chuột rút cơ bắp và mất nước.
- Nước dừa tự nhiên không có chất nhân tạo hoặc đường tinh chế, là một nguồn chất điện giải tự nhiên.
Rau xanh, củ quả nhiệt đới chính là nguồn thực phẩm giàu Kali và dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe.
3/ Vai trò và lợi ích của Kali
Kali đóng vai trò quan trọng trong xương, thận và huyết áp khỏe mạnh.
Dưới đây là 6 lợi ích sức khỏe lớn mà Kali mang đến cho cơ thể:
3.1/ Giảm huyết áp
Kali giúp điều chỉnh mức chất lỏng trong cơ thể, hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh. Điều này giúp giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch.
3.2/ Hỗ trợ thần kinh
Kali hỗ trợ hoạt động của hệ thống thần kinh, đó là bộ máy giao tiếp tuyệt vời của cơ thể. Nó ảnh hưởng đến cách hệ thống thần kinh gửi thông tin trên toàn bộ cơ thể.
3.3/ Kali hỗ trợ chức năng cơ bắp
Kali có thể thay đổi cách cơ bắp hoạt động bằng cách tác động vào giao tiếp của các tế bào thần kinh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tim, cơ quan quan trọng khác có thể bị ảnh hưởng bởi lượng kali không đồng đều.
3.4/ Cân bằng chất lỏng
Cân bằng chất lỏng là một yếu tố quan trọng trong cơ thể. Một sự cân bằng không đúng có thể gây ra các vấn đề về tim, co bắp và sỏi thận.
3.5/ Giúp xương chắc khỏe
Kali không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn quan trọng hơn nhiều người nhận thức. Các nghiên cứu cho thấy kali có thể giúp duy trì sự chắc khỏe của xương.
3.6/ Tăng cường sức khỏe cho thận
Kali có thể giúp giảm lượng canxi trong nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận và giữ cho bàng quang và thận không bị vôi hóa.
Đó là lý do tại sao chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa để cân bằng và có sức khỏe tốt nhất. Bằng cách ăn sạch và đủ dinh dưỡng từ các nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể bổ sung Kali và các chất điện giải cần thiết cho cơ thể.
Bài viết được tham khảo từ paleohacks và Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (ncbi).
Hãy cùng Fresh chia sẻ những bí quyết sống khỏe đẹp để truyền cảm hứng đến nhiều người hơn về phong cách sống lành mạnh, tự nhiên.
Fresh là tươi mới!