Hiến máu là một hành động cao đẹp nhằm chia sẻ máu giúp đỡ những bệnh nhân gặp nguy hiểm cần được cung cấp máu cho cơ thể. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có một số tác dụng phụ tiềm ẩn như thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần nên tìm hiểu thật kỹ trước khi hiến máu cần làm gì để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn một cách chi tiết và rõ ràng nhất.
I. Điều kiện hiến máu
Để hiểu kỹ trước khi hiến máu cần làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu xem mình có đủ điều kiện để hiến máu không nhé! Cụ thể như sau:
- Tuổi: từ 18 tuổi đến 60 tuổi.
- Huyết sắc tố: 120 g/l.
- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với nữ và 45kg đối với nam.
- Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9 ml/kg cân nặng, nếu quá chỉ số này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt thì không được hiến máu.
- Người hiến máu không bị nhiễm hoặc không có các bệnh lây nhiễm qua đường máu như HIV, virus viêm gan B, virus viêm gan C, giang mai,...
II. Trước khi hiến máu cần làm gì?
Khi có mong muốn hiến máu, trước hết bạn cần tìm kiếm một địa điểm hiến máu tin cậy, đó có thể là ngân hàng máu hay điểm hiến máu nhân đạo được tổ chức gần nơi bạn sinh sống và làm việc. Sau khi tìm được điểm hiến máu, bạn liên hệ trực tiếp với họ để biết được các thông tin, điều kiện mà nơi này yêu cầu để đảm bảo bạn đủ điều kiện hiến máu của cơ sở này.
Mỗi điểm hiến máu có những yêu cầu khác nhau, có điểm sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin các điểm du lịch nước ngoài gần nhất mà bạn đã đi qua, có điểm sẽ yêu cầu bạn chia sẻ thông tin bạn có đang trong kỳ kinh nguyệt trong thời gian hiến không, có đang mắc bệnh gì không…Bạn nên cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng để điểm hiến máu đánh giá, theo dõi nhằm đảm bảo trong và sau khi hiến máu, bạn vẫn duy trì sức khỏe tốt.
Đồng thời, bạn cũng cần chuẩn bị một số điều kiện về sức khỏe cá nhân bằng cách bổ sung các thực phẩm có lợi khi hiến máu như sau:
1. Bổ sung thực phẩm chứa sắt
Sắt là một khoáng chất quan trọng mà cơ thể dùng để tạo ra huyết sắc tố hemoglobin. Huyết sắc tố hemoglobin có trách nhiệm mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Nếu không có đủ lượng sắt dư để bù lại cho lượng sắt đã mất khi đi hiến máu, bạn có thể gặp tình trạng thiếu máu do sắt.
Vì vậy, hãy bổ sung thực phẩm giàu sắt trước đó để giúp cơ thể dự trữ khoáng chất này.
Bên cạnh đó, để trả lời cho câu hỏi trước khi hiến máu cần làm gì, bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu sắt như:
- Trứng, các loại nội tạng như gan, tim,...
- Các loại thịt như thịt cừu, thịt bò, các và động vật có vỏ như cá ngừ, tôm, nghêu,...
- Các loại đậu như đậu phụ, đậu khô, đậu lăng,...
- Rau khoai lang, đậu Hà Lan, bông cải xanh,...
- Các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, nho khô, chà là, mận,...
2. Bổ sung thực phẩm chứa vitamin C
Do khoáng chất sắt sẽ tan trong môi trường axit, nên việc tiêu thụ vitamin C sẽ giúp tạo ra môi trường axit trong dạ dày, nhờ đó có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ sắt tốt hơn. Điều này hỗ trợ tình trạng thiếu máu do sắt trước khi bạn đi hiến máu. Một số loại trái cây chứa rất nhiều vitamin C như dứa, dưa hấu, cam quýt, việt quất, mâm xôi, Xoài ,...
3. Uống nhiều nước
Nước chiếm khoảng một nửa số máu mà bạn có. Điều này có nghĩa bạn luôn cần bổ sung nước nhiều và đầy đủ. Nếu bạn bị mất nước trong quá trình hiến máu, huyết áp có thể giảm dẫn đến chóng mặt. Vì vậy, chúng ta nên uống khoảng 2 - 3 lít nước để cơ thể luôn trong tình trạng được cấp nước đầy đủ. Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ khuyên bạn nên uống thêm khoảng 2 cốc nước trước khi đi hiến máu để tránh tình trạng mất nước.
4. Thực phẩm nên tránh trước khi hiến máu
Bên cạnh việc hiểu rõ trước khi hiến máu cần làm gì và ăn gì, sẽ có một số loại thực phẩm và đồ uống có thể tác động tiêu cực đến máu cơ thể bạn. Vì thế, trước khi hiến máu, bạn hãy tránh các thực phẩm sau:
- Thức uống có cồn: Đồ uống có cồn có thể dẫn đến tình trạng mất nước, vì thế bạn nên tránh uống rượu 24 giờ trước khi hiến máu
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo: thực phẩm chứa nhiều chất béo như kem, thức ăn nhanh,...có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm trên máu của bạn
- Thực phẩm giảm hấp thu chất sắt: socola, cà phê, trà, sữa chua, phô mai,...
- Nếu bạn hiến tiểu cầu trong máu, hãy nhớ không nên dùng aspirin trong vòng 2 ngày trước khi hiến máu. Vì aspirin hỗ trợ hình thành cục máu đông để cầm máu khi bị thương, là thuốc chống kết tập tiểu cầu gây ảnh hưởng đến chức năng của tiểu cầu.
III. Các loại giấy tờ cần chuẩn bị trước khi hiến máu
Sau khi tìm hiểu trước khi hiến máu cần làm gì, thì khi đi hiến máu người hiến máu phải chuẩn bị một trong số giấy tờ như:
- Hộ chiếu
- Thẻ công tác
- Thẻ học sinh, sinh viên
- Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
- Thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận thân nhân do cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương cấp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 26/2013/TT- BYT, việc phải có một trong những giấy tờ trên là một yêu cầu bắt buộc trong quy trình hiến máu để đảm bảo tính xác thực thông tin và quyền lợi cho người hiến máu.
Việc hiến máu là một cách tuyệt vời để giúp đỡ cho cộng đồng, những người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc bổ sung máu. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ trước khi hiến máu cần làm gì và các loại giấy tờ cần mang để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người được giúp đỡ nhé. Papaya hi vọng bạn sẽ luôn chuẩn bị một sức khỏe và tinh thần thật tốt để thực hiện nghĩa cử cao đẹp này. Chúc bạn thành công!