Sức khỏe

Trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì và câu trả lời từ bác sĩ

Mai Kiều Liên

Khi bị ho, bé yêu của bạn có thể quấy khóc và chán ăn. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch và chống chọi với bệnh...

Khi bị ho, bé yêu của bạn có thể quấy khóc và chán ăn. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng cường miễn dịch và chống chọi với bệnh ho. Vậy, để biết trẻ bị ho nên ăn gì và kiêng gì, hãy đọc bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu nhé!

Trẻ bị ho nên ăn gì?

Khi trẻ bị ho, bạn nên cho trẻ ăn những thức ăn bổ dưỡng và dễ tiêu hóa. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên đưa vào chế độ ăn uống của trẻ:

Sữa mẹ

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho con. Sữa mẹ là một nguồn kháng thể tốt, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ. Trước khi cho trẻ bú, hãy kiểm tra xem trẻ có bị nghẹt mũi hay không, vì tình trạng này có thể khiến trẻ không bú đủ sữa.

Trái cây có múi

Trái cây có múi là lựa chọn tốt cho trẻ bị ho sốt. Uống nước cam hoặc chanh có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và làm loãng chất nhầy. Hãy pha nước ép với một ít nước ấm và mật ong để cho trẻ sử dụng. Đây là thức uống khuyến khích cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Bông cải xanh

Bông cải xanh giàu chất chống oxy hóa, là lựa chọn tốt để trẻ chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể nấu súp bông cải xanh hoặc xay nhuyễn cho bé. Bé yêu của bạn sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn.

Khoai lang

Khoai lang là nguồn giàu chất dinh dưỡng và tăng cường hệ thống miễn dịch. Chúng cũng giúp cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu.

Cà rốt

Ăn cà rốt giúp tăng cường miễn dịch, giúp trẻ tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn và vi rút. Tuy nhiên, cà rốt chỉ phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể hấp và nghiền cà rốt cho bé ăn hoặc nấu súp cà rốt.

Nước ép lựu

Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp làm dịu cơn ho của trẻ. Hãy ép nước ép lựu và thêm một chút bột tiêu hoặc bột gừng khô vào. Thức uống này phù hợp cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, giúp trẻ giảm ho.

Súp nấm

Nấm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn có thể cho bé ăn súp nấm. Đây sẽ là một thực phẩm an toàn tuyệt vời cho trẻ bị cảm lạnh và ho từ 1 tuổi trở lên.

Nước gạo hoặc cháo

Nước gạo và cháo phù hợp cho trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên. Cháo là một món ăn cơ bản khi trẻ bị ho hay cảm lạnh. Ngoài ra, nước vo gạo giúp tăng cường khả năng miễn dịch và giúp trẻ chống lại các loại bệnh nhiễm. Trẻ bị ho nên ăn cháo gì? Các loại cháo như gạo, hành tây, gừng, và bí đỏ rất phù hợp cho trẻ đang bị ho.

Súp cà chua

Súp cà chua cung cấp nhiều vitamin C và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Bạn có thể trộn một ít gạo nghiền vào súp trước khi cho bé ăn.

Khoai tây nghiền

Khoai tây nghiền có hương vị thơm ngon và giúp trẻ nhỏ dễ no. Bạn có thể luộc khoai tây và nghiền nhuyễn cho trẻ từ 8 tháng tuổi trở đi sử dụng.

Nước sốt táo

Nước sốt táo là thực phẩm dễ tiêu hóa và cung cấp chất lỏng cho cơ thể. Nó rất hữu ích trong thời gian trẻ bị ho hay cảm lạnh. Bạn có thể làm nước sốt táo bằng cách cắt nhỏ táo và hầm, sau đó nghiền nhuyễn. Bạn cũng có thể thêm gia vị hoặc đường vào để ngon hơn.

Sữa nghệ

Một ít bột nghệ trộn với sữa ấm và hạt tiêu được xem như là một loại kháng sinh tự nhiên. Nó có thể chữa cảm lạnh, ho, và đau họng ở trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Gạo cán dẹt

Gạo cán dẹt là thực phẩm mềm và bé có thể nhai dễ dàng. Ngoài ra, nó cũng dễ tiêu hóa và giúp trẻ dễ no, đặc biệt phù hợp trong giai đoạn bé bị bệnh. Bạn có thể cho trẻ từ 1 tuổi trở lên ăn gạo cán dẹt thay cơm.

Súp đậu lăng

Súp đậu lăng rất tốt cho trẻ sơ sinh. Nếu bé yêu đang bị cảm và ho, bạn có thể cho bé ăn súp đậu lăng cùng với một ít tỏi. Tỏi có đặc tính kháng vi rút và tăng cường hệ thống miễn dịch. Đặc tính kháng vi-rút của tỏi có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Trẻ bị ho kiêng ăn gì?

Bên cạnh câu hỏi trẻ bị ho nên ăn gì, món ăn cần tránh cũng là mối quan tâm hàng đầu của bố mẹ. Vậy, trẻ bị ho kiêng ăn gì? Một số loại thực phẩm mà bạn nên tránh đưa vào chế độ ăn nếu trẻ bị cảm và ho bao gồm:

Đường tinh luyện và kẹo

Ăn quá nhiều đường thật sự không tốt, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, không nên cho trẻ ăn nhiều đường và đồ ngọt khi trẻ bị cảm hoặc ho.

Trái cây khô và các loại hạt

Khi con bạn bị ho, trái cây khô và các loại hạt rất khó nhai và nuốt. Ngoài ra, chúng còn có nguy cơ gây mắc nghẹn nếu trẻ ho trong lúc ăn. Vì vậy, tốt nhất là không nên cho trẻ ăn trái cây khô và các loại hạt. Tuy nhiên, bạn có thể cho trẻ ăn ở dạng bột hoặc xay nhuyễn khi trẻ bị ốm.

Thực phẩm cay và nhiều dầu mỡ

Thức ăn cay hoặc nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng tình trạng ho của con bạn. Vì vậy, tốt nhất là không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này.

Mẹo chăm sóc trẻ bị ho tại nhà

Trên đây là câu trả lời chi tiết cho 2 câu hỏi: trẻ bị ho nên ăn gì và trẻ bị ho kiêng ăn gì. Vậy, nếu trẻ không khỏe và quấy khóc trong khi ăn thì phải làm sao? Dưới đây là một số gợi ý để giúp bé yêu ăn ngoan và bớt quấy khóc:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống nên được bú sữa mẹ hoặc sữa pha nếu trẻ bị cảm và ho.
  • Trẻ sơ sinh từ 6 tháng trở lên nên ăn các bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa lớn một ngày.
  • Nếu bé không muốn ăn, hãy từ từ và đừng ép trẻ.
  • Nếu con bạn trên 6 tháng tuổi, hãy đảm bảo rằng con bạn uống đủ nước. Cho trẻ uống các loại chất lỏng khác nhau như nước, sữa, nước canh và nước ép hoa quả pha với nước ấm.
  • Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để giúp trẻ dịu bớt cơn ho và bớt quấy khóc.
  • Đi dạo ngoài trời mát từ 10-15 phút có thể làm dịu cơn ho cho trẻ.

Trẻ bị ho kèm với triệu chứng nôn về đêm thường khiến bố mẹ lo lắng. Hãy cùng các chuyên gia từ YouMed tìm hiểu cách xử trí khi trẻ bị ho và nôn về đêm.

Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha, làm mẹ. Khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ em với sức đề kháng yếu sẽ dễ bị mắc bệnh. Chia sẻ nỗi lo đó cùng các bậc phụ huynh, xin gửi đến mọi người danh sách các bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín, chất lượng trên địa bàn TPHCM.

Đây là một số hướng dẫn chung nếu bạn không biết trẻ bị ho nên ăn gì, kiêng gì. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng bất thường hoặc bệnh không cải thiện trong nhiều ngày, hãy dẫn trẻ đi khám. Việc này giúp đảm bảo con bạn được chẩn đoán bệnh sớm và điều trị chính xác, an toàn hơn.

1