Sức khỏe

Táo tàu - Thảo dược đông y tuyệt vời cho sức khỏe

Mai Kiều Liên

Quả táo tàu không chỉ là một loại thảo dược phổ biến trong Đông Y, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, như giúp an thần, bổ tỳ vị và sinh...

Quả táo tàu không chỉ là một loại thảo dược phổ biến trong Đông Y, mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, như giúp an thần, bổ tỳ vị và sinh tân dịch. Với hương vị chua ngọt đặc trưng, nó đã trở thành một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về lợi ích, công dụng và những lưu ý khi sử dụng loại quả này ngay trong bài viết dưới đây.

Quả táo tàu là gì?

Táo tàu, hay còn gọi là đại táo hoặc hồng táo, có tên khoa học là Zizyphus jujuba Mill. Loại cây này có nguồn gốc từ Bắc Phi và Syria, sau đó được trồng ở Ấn Độ và Trung Quốc, và hiện nay đã được nhập khẩu và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Quả táo tàu có hình dạng viên chùy màu đỏ nâu, nâu tím hoặc đen, bề ngoài có nhiều vết nhăn (nếu là táo tàu sấy khô).

Táo tàu đã được sử dụng trong y học truyền thống Trung Quốc hơn 3000 năm, và được mệnh danh là một trong những "ngũ quả nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại". Hiện nay, loại quả này cũng được trồng và thu hoạch hàng năm ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 7-8.

Giá trị dinh dưỡng của quả táo tàu

Hãy xem qua giá trị dinh dưỡng của 100 gram táo tàu ngay dưới đây:

  • Calories: 79
  • Đạm: 1 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Carb: 20 gram
  • Chất xơ: 10 gram
  • Các loại vitamin như C, A và E.

Có thể thấy, trong táo tàu tươi có chứa tinh bột từ đường tự nhiên và có ít calo, nhờ vậy mà loại quả này sẽ giúp cơ thể no mà không gây béo. Tuy nhiên, khi sử dụng táo tàu sấy khô, bạn cần lưu ý về hàm lượng sử dụng vì quả sấy khô có hàm lượng đường và calo cao hơn so với quả tươi.

Lợi ích của táo tàu đối với sức khỏe

Táo tàu là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông Y với nhiều công dụng quan trọng cho sức khỏe. Dưới đây là 4 công dụng chính mà táo tàu mang lại:

1. Hàm lượng chất chống oxy hóa cao

Trong táo tàu có nhiều hợp chất flavonoid, polysacarit và axit triterpenic có khả năng chống lại các gốc tự do như bụi bẩn, ánh nắng mặt trời và khói thuốc, những tác nhân gây oxi hóa làm tổn hại các tế bào trong cơ thể.

2. Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Trái táo tàu sẽ giúp bạn ngủ sâu, ngon và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Hàm lượng vitamin nhóm B cao trong táo tàu cũng giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, cải thiện khả năng ghi nhớ và bảo vệ tế bào não. Một số nghiên cứu trên động vật cũng đã chứng minh rằng thành phần flavonoid trong quả táo tàu có khả năng giảm căng thẳng đồng thời cải thiện hiệu suất làm việc.

3. Nâng cao khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong táo tàu có chứa lignin - một loại chất xơ có khả năng chống lại các chất oxi hóa và vi khuẩn có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C cao trong táo tàu cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ môi trường, giúp táo tàu trở thành một trong những thực phẩm giúp cơ thể chống lại căn bệnh ung thư hiệu quả.

4. Tốt cho hệ tiêu hóa

Chất xơ cao có trong táo tàu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, củng cố niêm mạc dạ dày và ruột. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng loại quả này có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân và giữ gìn vóc dáng.

Táo đen và táo đỏ - Cùng tốt cho sức khỏe

Táo đen và táo đỏ đều có thành phần dinh dưỡng và công dụng tương tự nhau, chỉ khác nhau về màu sắc và hình dạng. Bạn có thể sử dụng tùy theo mục đích hoặc sở thích cá nhân. Thông thường, táo đen thường được sử dụng trong các túi thuốc Bắc, trong khi táo đỏ thường được dùng trong các thức uống giải nhiệt và chế biến các món ăn khác.

Hướng dẫn sử dụng và chế biến táo tàu

Dưới đây là một số công thức món ăn từ táo tàu mà bạn có thể tham khảo để thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

  • Cháo đậu bắp nấu đại táo: Có công dụng giảm sưng, phù nề cơ thể. Nguyên liệu cần có: 50 gram táo tàu đen, 25 gram đậu bắp, gạo, 50 gram ngô. Cách thực hiện: làm sạch nguyên liệu rồi cho vào nồi nấu nhừ cho cháo thành phẩm.
  • Tim heo hấp đại táo: Món ăn này rất tốt cho hệ tim mạch, hỗ trợ điều trị chứng tim đập nhanh. Nguyên liệu cần có: 500 gram tim heo, 10 quả táo tàu đen. Cách thực hiện: Làm sạch phần tim heo, rạch một bên để cho táo vào trong. Hấp cách thủy cho đến khi chín là hoàn tất.
  • Cháo đậu đỏ nấu với đại táo và sơn dược: Có công dụng chữa bệnh thiếu máu. Nguyên liệu cần có: gạo nếp, 10 quả táo tàu, 30 gram đậu đỏ, 30 gram sơn dược tươi, 15 gram hạt sen. Cách thực hiện: Hầm đậu đỏ cho đến khi mền rồi cho gạo nếp, táo tàu và hạt sen vào nấu nhừ. Cuối cùng, cắt nhỏ sơn dược rồi cho vào nồi nấu cho đến khi chín thì tắt bếp. Bạn có thể chia thành 2 phần để ăn vào sáng và tối.
  • Canh đậu đen hầm xương dê và đại táo: Bổ thận và chữa bệnh thiếu máu. Nguyên liệu cần có: 20 quả táo tàu đen, 250 gram xương dê, 30 gram đậu đen, 20 gram câu khởi. Cách thực hiện: Làm sạch nguyên liệu rồi hầm trong 30 phút. Sau đó vớt phần xương dê ra rồi nêm nếm lại cho vừa ăn là hoàn tất.
  • Canh đại táo nấu ngũ quả: Giúp chữa bệnh ho có đờm, tốt cho người bị hen suyễn. Nguyên liệu cần có: 10 quả táo tàu, 20 gram ngũ hoa (đình lịch tử). Cách thực hiện: Nấu tất cả các nguyên liệu trên cho mềm rồi chia thành 3 lần và sử dụng trong ngày.
  • Cháo táo tàu và sâm: Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tim mạch và hệ thần kinh. Nguyên liệu cần có: 10 quả táo tàu đỏ, 10 gram nhân sâm, 10 gram mạch đông, gạo nếp, đường đen. Cách thực hiện: Nấu phần dược liệu để lấy nước, sau đó dùng nước này để nấu cháo. Nấu đến khi cháo nhừ thì thêm một ít đường đen và khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Cháo xích sâm táo tàu đỏ: Có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành. Nguyên liệu cần có: 3 quả táo tàu đỏ, 30 gram xích sâm, gạo nếp, đường đỏ. Cách thực hiện: Nấu xích sâm để lấy nước dùng nấu cháo. Cho gạo nếp, đại táo và đường vào nước dùng, nấu cho đến khi cháo nhừ. Dùng khi còn nóng.

Những lưu ý khi sử dụng táo tàu

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng táo tàu để đảm bảo hiệu quả sử dụng:

  • Táo tàu kỵ với Nguyên Sâm, Bạch Vi, nên tránh dùng táo chung với những nguyên liệu này khi nấu ăn.
  • Một số trường hợp không nên sử dụng táo tàu bao gồm: người bị dị ứng với thành phần trong táo tàu, có triệu chứng bỉ khối ở ngực, đau dạ dày do khí bể và các trường hợp tương tự.
  • Vỏ táo tàu khô rất khó tiêu hóa, nên cần nhai kỹ trước khi nuốt.

Câu hỏi thường gặp

Trên đây là tổng hợp các thông tin chi tiết, công dụng và cách sử dụng táo tàu để chăm sóc sức khỏe tốt hơn mỗi ngày. Hi vọng bạn đã cập nhật được những thông tin về loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này để thêm vào thực đơn ăn uống khỏe mạnh của mình. Đừng quên ghé thăm sàn thương mại uy tín của Tiki để sở hữu những dược liệu Đông y chính hãng với giá tốt nhất.

1