Máu nhiễm mỡ là tình trạng bệnh xảy ra khi mỡ trong máu dư thừa quá nhiều, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nhiều người cho rằng căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người béo phì, người có chế độ dinh dưỡng quá mức. Thế nhưng, máu nhiễm mỡ có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả những người gầy. Dưới đây là 4 nguyên nhân khiến người gầy cũng bị mỡ máu.
1. Bệnh mỡ máu cao là gì?
Rối loạn mỡ máu (hay còn gọi là rối loạn lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng tăng, giảm bất thường các chỉ số mỡ máu. Sự thay đổi của các chỉ số mỡ máu được thể hiện cụ thể:
- Tăng cholesterol toàn phần
- Tăng triglyceride
- Tăng LDL-Cholesterol (mỡ xấu)
- Giảm HDL-Cholesterol (mỡ tốt)
Mỡ máu hay còn gọi là lipid máu đặc trưng bởi cholesterol. Vì vậy bệnh mỡ máu cao đôi khi cũng được gọi bằng tên Rối loạn chuyển hóa lipid và liên quan trực tiếp đến chỉ số cholesterol. Trong cơ thể có sẵn hai loại cholesterol tốt (HDL) và xấu (LDL). Cholesterol tốt ngăn ngừa chất béo tích tụ ở thành động mạch, trong khi cholesterol xấu thì làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Nếu các cholesterol tốt giảm đi và cholesterol xấu tăng lên, cholesterol trong cơ thể sẽ bị rối loạn mất cân bằng. Bệnh mỡ máu cao được đánh giá qua chỉ số cholesterol toàn phần và tỷ lệ cholesterol HDL/ cholesterol LDL.
Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid máu, mỡ trong thực phẩm sẽ được hấp thu sau ăn từ 2 - 3 giờ, chuyển hóa vào máu và đạt đỉnh sau 4 - 6 giờ. Sau ăn khoảng 9 giờ, nồng độ mỡ máu trở về mức bình thường. Tốc độ tăng mỡ máu và thời gian chuyển hóa phụ thuộc vào loại mỡ, hoạt động của nhu động ruột, bài tiết mật, men lipase của ruột và tụy, thời gian lipid thoát khỏi dạ dày và lượng lipid máu ban đầu.
2. Người gầy có bị tình trạng máu nhiễm mỡ hay không?
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là nhiều người tin người gầy sẽ không bị mỡ máu. Như đã nói ở trên, những người thừa cân có nguy cơ bị mỡ máu cao hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả họ gặp tình trạng này.
Điều tương tự cũng xảy ra với người gầy mắc bệnh mỡ máu. Việc bạn sở hữu một thân hình gầy gò, mảnh khảnh không có nghĩa rằng bạn khỏe mạnh hơn những người to lớn hơn mình. Những người khác nhau với các thể trạng khác nhau đều có thể mắc bệnh mỡ máu, đặc biệt nếu họ thường xuyên duy trì một lối sống không lành mạnh.
Cholesterol cao ở người gầy thường không được chú ý, do cơ thể họ không cho thấy rằng họ đang tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa hơn mức cơ thể họ cần. Trong hầu hết mọi trường hợp, một người gầy có chỉ số mỡ máu cao chỉ nhận thức được tình trạng của bản thân nếu họ thường xuyên kiểm tra mức cholesterol trong cơ thể.
Vì vậy, gầy có thể bị mỡ máu cao không? Câu trả lời là có. Một người ăn kiêng và tập thể dục như thế nào, họ gầy hay không cũng đều có khả năng bị mỡ máu cao.
3. 4 Nguyên nhân khiến người gầy cũng bị mỡ máu
✅ Người gầy bị mỡ máu do yếu tố di truyền
Một trong những lý do phổ biến khiến nhiều người bị mỡ máu cao là do di truyền. Tăng cholesterol máu gia đình (FH) là một rối loạn di truyền mà một số người thừa hưởng từ cha mẹ và người thân ruột thịt (ông bà), khiến họ bị tăng mức LDL, còn gọi là cholesterol xấu cao.
FH thường xảy ra khi mới sinh hoặc khi còn nhỏ, nhưng một số người chỉ bắt đầu nhận thấy các triệu chứng khi họ già đi. Nếu không được chẩn đoán và điều trị, FH có thể dẫn đến đau tim sớm và một số bệnh lý tim mạch.
✅ Người gầy bị mỡ máu do ít vận động
Một lối sống kém lành mạnh cùng với việc ít vận động sẽ khiến một người có nguy cơ bị cholesterol cao cho dù họ đang gầy. Thông thường, những người gầy tự nhiên sẽ giữ được cân nặng dù họ có ăn bao nhiêu đi nữa vì quá trình trao đổi chất của họ diễn ra nhanh hơn nhiều so với những người có cân nặng lớn hơn.
Tuy nhiên, dù họ đốt cháy calo suốt cả ngày mà không cần tập thể dục, họ vẫn không thể đốt cháy lượng cholesterol xấu mà cơ thể hấp thụ.
✅ Người gầy bị mỡ máu do chế độ ăn uống không lành mạnh
Rất nhiều người có thể ăn bất cứ thứ gì họ muốn mà không bị tăng cân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể giữ dáng và khỏe mạnh bằng cách ăn bất cứ thứ gì họ muốn, bất cứ khi nào họ muốn.
Người gầy thường giữ sức khỏe bằng cách tiêu thụ thực phẩm lành mạnh. Tuy nhiên, những lựa chọn thay thế lành mạnh này đôi khi có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của một người nếu không được tiêu thụ cẩn thận.
Có rất nhiều sản phẩm trên thị trường được quảng cáo là ít cholesterol, nhưng cần lưu ý là một số sản phẩm này vẫn chứa một lượng lớn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Chính các chất này có thể làm tăng sự hiện diện của cholesterol trong máu.
✅ Người gầy bị mỡ máu do sử dụng quá nhiều rượu bia và hút thuốc
Rất nhiều căn bệnh gây ra bởi sử dụng nhiều rượu bia và hút thuốc, và mỡ máu cao là một trong số đó. Hút thuốc làm tăng mức cholesterol xấu (LDL xấu) và chất béo trung tính, khiến chúng tích tụ trong động mạch.
Hút thuốc cũng làm giảm cholesterol tốt (HDL), có chức năng chính là hấp thụ cholesterol, mang nó trở lại gan và ngăn ngừa LDL làm tắc nghẽn động mạch. Hút thuốc nhiều không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao mà còn khiến họ dễ mắc các vấn đề về tim mạch khác nhau.
Chính vì không bị thừa cân - béo phì nên người gầy ít khi kiêng cữ rượu bia. Kết quả là, tiêu thụ lượng rượu quá mức cho phép sẽ dẫn đến sự gia tăng các lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C).
Bình thường, nồng độ cholesterol máu 5,2 mmol/l, Triglycerides trong máu 2.3 mmol/l, HDL-C >= 1 mmol/l và LDL-C 3,4 mmol/l. Trường hợp của bạn có chỉ số cholesterol và LDL-C tăng rất cao. Vậy nên, bạn cần điều trị hạ lipid máu nhằm hạn chế biến chứng xơ vữa động mạch.
5. Người gầy bị mỡ máu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy cần giúp giảm cholesterol máu và tăng cường sức khỏe tim mạch. Cụ thể trong chế độ ăn uống này, người bệnh cần bổ sung các loại thực phẩm và dinh dưỡng sau:
✅ Chất xơ
Người bệnh nên bổ sung cả 2 loại chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan đều giúp cơ thể giảm cholesterol hiệu quả. Mặc dù cơ thể không chứa enzym tiêu hóa chất xơ nhưng khi đi vào ruột, chất xơ ngậm nước liên kết mang theo cholesterol dư thừa từ cơ thể ra ngoài.
Chất xơ hòa tan có trong đậu và yến mạch, chất xơ không hòa tan có trong các loại rau, trái cây, ngũ cốc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người gầy bị máu nhiễm mỡ cần ăn từ 400 - 500g rau củ mỗi ngày.
✅ Đậu nành
Bổ sung 25g protein đậu nành mỗi ngày giúp giảm quá trình sản xuất cholesterol ở gan, loại bỏ cholesterol xấu khỏi máu. Bạn có thể bổ sung qua chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa chua đậu nành, hạt đậu nành, sữa đậu nành,...
✅ Omega-3
Omega-3 có nhiều trong cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi. Ngoài ra, các loại hạt, đậu nành, hạt lanh, cải dầu, quả óc chó cũng chứa nhiều loại acid béo này. Người gầy bị mỡ trong máu cao có nguy cơ lớn mắc bệnh tim mạch, omega-3 giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ biến chứng này.
✅ Chất béo tốt
Thay vì mỡ động vật, dầu động vật, người bệnh máu nhiễm mỡ nên sử dụng thay thế bằng các loại chất béo không bão hòa. Những chất béo này không làm tăng mức cholesterol trong máu, hơn nữa còn có khả năng cân bằng lipid máu. Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt như bơ, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu ngô, các loại hạt,...
Ngoài chế độ ăn kiểm soát chất béo nạp vào, bệnh nhân máu nhiễm mỡ ở người gầy cần lưu ý tập thể dục, tăng cường vận động giúp tăng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu gây ra các bệnh lý tim mạch. Người bệnh cũng cần kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ, xét nghiệm máu 3-6 tháng/lần để được theo dõi lipid máu, tư vấn chế độ ăn uống và điều trị.
6. Mỡ máu cao ở người gầy - Điều trị như thế nào?
Điều trị mỡ máu cao, thông thường bao gồm:
- Thay đổi lối sống kèm tăng cường vận động rèn luyện thể lực
- Sử dụng thuốc hạ mỡ máu như nhóm Statin hoặc fibrat...
Theo chuyên gia dinh dưỡng, khoảng 51,4% phụ nữ và 63,1% đàn ông nước ta không tiêu thụ đủ rau hàng ngày. Đối với người thừa cân - béo phì, ăn nhiều chất xơ thực vật không chỉ giúp kiểm soát trọng lượng mà còn loại bỏ cholesterol xấu dư thừa ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, người gầy bị máu nhiễm mỡ cũng phải tiêu thụ 400g rau củ quả mỗi ngày để bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ, tránh tình trạng cholesterol cao.
Hạn chế dùng các loại thực phẩm nhiều cholesterol như thịt mỡ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh... là khuyến cáo chung cho cả người thừa cân, béo phì hay thiếu cân. Tuy nhiên cũng không nên tránh tuyệt đối chất béo trong thực đơn hàng ngày vì các axit béo không bão hòa như omega-3 rất quan trọng đối với cơ thể. Nhìn chung, nên chọn những loại chất béo có lợi (có trong cá, dầu thực vật), tránh chất béo bão hòa (có trong thịt) và chế biến đúng cách sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh nguồn cholesterol ngoại sinh đến từ thực phẩm, gan chính là cơ quan sản xuất cholesterol nội sinh cho cơ thể. Do đó chế độ sinh hoạt không lành mạnh, nhất là tiêu thụ rượu bia, hút thuốc lá, ít vận động... sẽ khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, làm tăng cholesterol và mỡ máu cao.
Cuối cùng, người gầy cũng cần chú ý vận động thể chất để tăng cường sức khỏe nói chung, thúc đẩy tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, nhờ đó sẽ mau chóng đạt cân nặng chuẩn, tránh được bệnh mỡ máu cao cũng như các vấn đề khác.
Hầu hết tình trạng thừa(tăng) cholesterol dẫn đến tình trạng mỡ máu cao thường không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy dù cân nặng nằm trong giới hạn bình thường nhưng vẫn không thể phản ánh đầy đủ sức khỏe của cơ thể. Các chuyên gia y tế khuyến nghị người từ 20 tuổi trở lên nên bắt đầu quan tâm đến chỉ số cholesterol trong máu. Nên khám sức khỏe định kỳ và làm xét nghiệm để nhận biết sớm tình trạng này, tránh bệnh nặng làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao... Một điều chú ý khi đi kiểm tra sức khỏe kèm xét nghiệm tình trạng mỡ máu của bản thân, chúng ta cần chú ý làm đủ các xét nghiệm sau: Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL - Cholesterol, LDL- Cholesterol. Có như vậy bác sỹ mới đưa ra kết luận và tư vấn chính xác.