Thực phẩm

Kinh nghiệm mở đại lý sữa: Bước đầu thành công với sự an toàn và uy tín

Mai Kiều Liên

Trong bối cảnh mà sữa giả, sữa thật, sữa nhập lậu hay sữa có chứa các thành phần độc hại đang được chú ý rộng rãi trong xã hội, tại sao các bạn không nghĩ...

Trong bối cảnh mà sữa giả, sữa thật, sữa nhập lậu hay sữa có chứa các thành phần độc hại đang được chú ý rộng rãi trong xã hội, tại sao các bạn không nghĩ tới việc mở đại lý sữa an toàn với nguồn sữa đảm bảo và uy tín 100%?

Nếu bạn đang muốn mở một đại lý sữa nội hay ngoại, hay tổng hợp, thì câu hỏi đặt ra là cần bao nhiêu vốn và phải chuẩn bị những gì? Bài viết này sẽ giải quyết những khúc mắc này cho bạn.

Mở đại lý sữa cần bao nhiêu vốn và chuẩn bị những gì?

Lượng vốn tối thiểu để mở đại lý sữa vừa và nhỏ phụ thuộc vào tiềm năng của khu vực thị trường mà bạn muốn kinh doanh. Tuy nhiên, theo tình hình chung hiện nay, để mở một đại lý sữa, bạn cần có khoảng từ 200 - 500 triệu đồng.

Nếu bạn hướng tới mở các cửa hàng bán buôn sữa, lượng vốn tối thiểu cần phải rơi vào hàng tỷ. Với quy mô cửa hàng nhỏ ban đầu, bạn chỉ cần nhập mỗi dòng sữa 2 - 4 hộp, chi phí cho khoản này sẽ rơi vào khoảng 100 triệu.

Sau đó, bạn sẽ nhanh chóng xác định được dòng sữa nào bán chạy, lượng tiêu thụ như nào, từ đó đầu tư số vốn nhập hàng vào lần tiếp theo là bao nhiêu. Bên cạnh đó, còn có các chi phí khác khi mở đại lý sữa như:

1.1 Thuê mặt bằng

Tầm 5 - 7 triệu/tháng - đóng trước 6 tháng đã mất 30 - 42 triệu, mặt bằng chỉ cần rộng khoảng 25 - 50m2 là ổn. Chọn mặt bằng mở đại lý sữa thoáng mát, rộng rãi.

1.2 Kệ trưng bày sữa, quầy thanh toán

Tùy quy mô của cửa hàng, giá kệ trưng bày sữa có thể dao động từ 5-20 triệu hoặc có thể hơn.

1.3 Mua phần mềm quản lý bán hàng + máy quét mã vạch, máy in hóa đơn

Phần mềm quản lý và phần cứng máy quét mã vạch bạn có thể tìm mua tại các đơn vị cung cấp uy tín, có cho phép dùng thử để trải nghiệm kèm theo bảng giá xem có hợp với quy mô, yêu cầu của cửa hàng mình hay không. Giá dao động khoảng 100 - 600 nghìn đồng/tháng cho phần mềm, và mỗi loại máy in mã vạch, máy quét, in hóa đơn... sẽ mất khoảng vài triệu. Một mẹo hay để tiết kiệm chi phí mở đại lý sữa là có thể tìm mua các combo thiết bị bán hàng siêu tiết kiệm sẽ giảm được 3 - 5 triệu so với mua lẻ.

1.4 Chi phí làm giấy phép kinh doanh

Cái này mất khoảng vài trăm nghìn nhưng để lấy nhanh cũng phải gửi thêm chút định, khoảng 2-3 triệu gì đó. Hoặc để cho nhẹ nhàng bạn có thể thuê bên luật sư làm cho mình, chi phí cũng rơi vào khoảng 2-5 triệu.

1.5 Vốn lưu động

Không chỉ tính đến vốn nhập hàng và chuẩn bị quầy hàng, bạn cũng cần phải bỏ ra một chút vốn để làm vốn lưu động và phòng các khoản chi phát sinh. Chi phí này khoảng 30-100 triệu đồng, hoặc hơn.

1.6 Thuế

Còn một vấn đề nữa cũng khá đau đầu đối với dân kinh doanh nói chung. Khi kinh doanh, bất kể ngành nghề nào cũng vậy, không riêng mở đại lý sữa, bạn sẽ phải chịu thuế, bao gồm các loại thuế sau:

  • Thuế môn bài: Mỗi năm doanh nghiệp sẽ nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ.
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi mở đại lý sữa: Thuế này còn phụ thuộc vào doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT hay không.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.
  • Thuế thu nhập cá nhân khi mở đại lý sữa: Hàng tháng, doanh nghiệp phải thống kê các khoản thu nhập của cán bộ, công nhân viên trong đơn vị để tính mức thuế này.

Ngoài các loại thuế cơ bản trên, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế môi trường, thuế sử dụng đất, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, v.v.

Nhập hàng từ đâu?

Có một số dòng sữa bán chạy như Dielac của Vinamilk, Friso Gold, Enfa a+, Abbott, Sữa Nan Nestle, Sữa Meiji Nhật Bản, Sữa Physiolac Pháp, Sữa Morinaga Nhật Bản, sữa aptamil . Các loại sữa này đều là thương hiệu lớn, đạt chuẩn chất lượng và đã được kiểm định. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các loại sữa này tại các siêu thị.

Về chất lượng sữa, mỗi loại sữa đều có những ưu điểm riêng. Sữa có giá tầm trung, được làm trong nước như Vinamilk, thì hàm lượng dinh dưỡng vừa phải. Sữa nhập khẩu giá cao hơn như Abbott, thì hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và chứa nhiều dưỡng chất hơn. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng hợp với các loại sữa đắt tiền, do vậy việc kinh doanh đa dạng các loại sữa sẽ mang lại lợi ích lớn hơn so với việc chọn một loại làm độc quyền.

Cách trưng bày và trang trí đại lý sữa

Cách trưng bày cửa hàng sữa là yếu tố quan trọng giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm dễ dàng, cũng như tạo sự chuyên nghiệp và thu hút khách hàng. Tạo không gian thoải mái khi khách hàng bước vào cửa hàng, sử dụng màu sắc, âm thanh và trang trí hợp lý.

Xác định tệp khách hàng cho đại lý sữa

Để thành công trong việc mở đại lý sữa, cần xác định tệp khách hàng rõ ràng. Sử dụng các hình thức tiếp cận thị trường phù hợp như quảng cáo trên mạng, Facebook, fanpage... để tăng phạm vi tiếp cận và tìm kiếm khách hàng.

Nên tích hợp các sản phẩm sữa liên quan vào đại lý sữa như sữa bột trẻ em, sữa tươi, váng sữa, sữa chua, phô mai, v.v. để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Lợi nhuận và tiềm năng

Mở đại lý sữa là một cơ hội để có lợi nhuận cao. Sữa là mặt hàng tiêu dùng thường xuyên, được mua sắm trong tháng và thậm chí mua lại nếu không phù hợp. Để đạt được lợi nhuận cao, bạn cần bài trí không gian cửa hàng một cách khoa học, tạo sự thoải mái cho khách hàng và tư vấn chuyên nghiệp.

Mở đại lý sữa ở nông thôn

Mở đại lý sữa ở nông thôn cũng có tiềm năng phát triển. Nông thôn được đánh giá là một trong những thị trường đầy tiềm năng và sôi động. Mức sống tăng cũng góp phần đáng kể vào nhu cầu mua sắm và nâng cao chất lượng đời sống. Tuy nhiên, trước khi mở đại lý sữa ở nông thôn, bạn cần tìm hiểu về khu vực, tiềm năng và mức giá mà khách hàng có thể chi trả.

Dù mở đại lý sữa ở thành phố hay nông thôn, với tính toán kỹ lưỡng và phục vụ tận tụy, bạn vẫn có thể đạt được lợi nhuận cao.

1