Sức khỏe của chúng ta quan trọng như vàng, và đó là lý do tại sao chúng ta cần quan tâm đến nó. Sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, mà còn đến khả năng hoàn thành công việc và tận hưởng cuộc sống. Ngày sức khỏe thế giới mỗi ngày 7 tháng 4 là một lời nhắc nhở cho chúng ta quan tâm và chăm sóc sức khỏe để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy cùng tìm hiểu về ngày này nhé!
Ngày sức khỏe thế giới là ngày nào?
Ngày 7/4 hàng năm được chọn là ngày cả thế giới tập trung vào chăm sóc sức khỏe. Ban đầu, ngày này được thiết lập để tưởng nhớ việc thành lập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và nó được coi là cơ hội để thu hút sự quan tâm của cả thế giới đến sức khỏe toàn cầu. Mỗi năm, WHO sẽ chọn một chủ đề để triển khai.
Các chủ đề Ngày thế giới vì sức khỏe trong những năm gần đây
- 2012: Sức khỏe tốt kéo dài tuổi thọ
- 2013: Nhịp tim khỏe mạnh, huyết áp khỏe mạnh
- 2014: bệnh Vector-borne (Vật trung gian truyền bệnh): vết cắn nhỏ, mối đe dọa lớn
- 2015: An toàn thực phẩm
- 2016: Ngăn chặn sự gia tăng: đánh bại bệnh tiểu đường
- 2017: "Hãy cùng trò chuyện" để phòng, chống trầm cảm
- 2018: Bảo hiểm y tế toàn dân
- 2019: Môi trường lành mạnh cho trẻ em
- 2020: Hỗ trợ y tá và nữ hỗ sinh
Chủ đề Ngày sức khỏe thế giới năm 2021 - Xây dựng một thế giới công bằng hơn, lành mạnh hơn
Theo WTO, các chủ đề của Ngày sức khỏe thế giới năm 2021 tập trung vào các hành động như sau:
Làm việc cùng nhau
Phối hợp với các cộng đồng và cá nhân bị ảnh hưởng để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng và thực hiện các giải pháp - trong và ngoài ngành y tế - để giải quyết chúng. Tác động sẽ lớn nhất khi các chính phủ và cộng đồng làm việc cùng nhau, theo cách tiếp cận phối hợp.
Thu thập dữ liệu đáng tin cậy
Đảm bảo thu thập và sử dụng dữ liệu y tế kịp thời và đáng tin cậy - được phân tách theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, giáo dục, tình trạng di cư, khuyết tật, vị trí địa lý và các đặc điểm khác phù hợp với bối cảnh quốc gia. Chỉ khi đó, mới có thể đánh giá sự bất bình đẳng giữa các phân nhóm dân số và thực hiện các hành động có tác động.
Giải quyết bất bình đẳng
Áp dụng phương pháp tiếp cận toàn chính phủ để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng và tăng cường đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đây là chìa khóa để đáp ứng những thách thức của ngày hôm nay trong việc đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi người và xây dựng khả năng phục hồi của ngày mai.
Hành động vượt ra ngoài biên giới
Hành động vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Ví dụ, chỉ khi chúng ta có thể bảo vệ, kiểm tra và điều trị cho toàn bộ dân số toàn cầu thì chúng ta mới có thể chấm dứt đại dịch COVID-19. Cùng với việc đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin, xét nghiệm và phương pháp điều trị một cách công bằng, chúng ta phải củng cố các cơ chế quốc gia và quốc tế, đồng thời xây dựng lòng tin và sự tham gia của cộng đồng vào việc phân phối và tiếp nhận để đảm bảo tất cả mọi người trên toàn cầu đều có thể tiếp cận được.
Ngày nay, tỷ lệ bệnh tật trên thế giới ngày càng gia tăng do sự bất cẩn trong việc chăm sóc sức khỏe, ăn uống và sinh hoạt của một số cá nhân. Vì vậy, chúng ta cần có trách nhiệm hơn về sức khỏe của mình trong việc ăn uống và sinh hoạt.
Không chỉ việc ăn uống những thực phẩm chứa chất độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, việc sử dụng các vật dụng kém chất lượng cũng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Ví dụ, việc sử dụng nội thất có thể gây ngộ độc khi chứa nồng độ Formaldehyde quá cao.
Formaldehyde là chất tồn tại trong chất kết dính rất phổ biến trong keo chuyên dụng sử dụng trong nội thất. Vì vậy, việc sử dụng nội thất không rõ nguồn gốc hoặc không được kiểm duyệt chặt chẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe. Formaldehyde là một chất khí ở nhiệt độ phòng và dễ tan trong nước. Nếu nồng độ chất này trong không khí vượt quá 0,1 mg/kg, khi hít phải, chúng ta có thể gặp kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Tuy nhiên, không thể phủ nhận vai trò của Formaldehyde trong sản xuất nội thất. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng chất này với nồng độ cho phép, sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đó là lý do chúng ta cần tuân thủ tiêu chuẩn CARB-P2 để bảo vệ sức khỏe công cộng.
>> Xem thêm tiêu chuẩn CARB-P2 trong sản xuất nội thất tại đây
Nội thất MOHO là một trong những thương hiệu nội thất hiếm hoi nhận chứng nhận quốc tế này. Dưới đây là một số chứng nhận quốc tế mà MOHO đã nỗ lực đạt được trong thời gian qua:
Lựa chọn MOHO là lựa chọn nội thất cho sức khỏe.
>> Xem ngay: Nội thất MOHO đạt chuẩn CARB-P2 an toàn cho sức khỏe
Tìm hiểu về chúng tôi và đặt hàng tại Website: moho.com.vn.
Vài nét về thương hiệu nội thất MOHO
Nội thất MOHO là thương hiệu nội thất bán lẻ đến từ Savimex, với hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nội thất xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và nhiều nước khác. Đây là lần đầu tiên một thương hiệu nội thất đạt chuẩn xuất khẩu quốc tế được phân phối trong thị trường trong nước với các sản phẩm như ghế sofa, bàn sofa, giường ngủ, tủ quần áo, bộ bàn ăn, bàn trang điểm, nội thất văn phòng...
Nội thất MOHO mang đến một ngưỡng tiêu chuẩn mới về chất lượng sản phẩm nội thất Việt Nam và đồng thời mong muốn mang đến những sản phẩm nội thất không chỉ có kết cấu vững chắc, sử dụng bền bỉ, mẫu mã đẹp và tiện dụng mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Tìm hiểu thêm về chúng tôi - Nội thất MOHO
Một số mẫu giường ngủ của nội thất MOHO
Một số mẫu ghế sofa của nội thất MOHO