Đậy sự cuốn hút từ những ước muốn trong căn nhà của bạn
Bạn có muốn biến không gian sống của mình thành một tổng hòa của các mùi thơm dễ chịu và thư giãn? Bạn có thể tạo ra những chiếc nến thơm tại nhà một cách đơn giản và tiết kiệm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng phương pháp đun cách thủy để tạo ra những chiếc nến thơm độc đáo.
Cách 1: Sử dụng nồi đun cách thủy
-
Đun cách thủy nhìn chung cần chuẩn bị 3 dụng cụ sau:
- Dụng cụ làm nóng như là bếp gas, bếp điện,...
- Nồi/chảo sâu lòng để đun nước sôi.
- Ca/cốc chịu nhiệt chứa nguyên liệu để vào nồi đun nước sôi.
-
Ca/cốc chứa sáp có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào có thể chịu được nhiệt độ nước sôi lên tới 212°F hoặc 100°C. Vì thế bạn có thể chọn vật chứa sáp như là ca bằng thiếc, ca nhôm, tô/cốc thủy tinh chịu nhiệt, sứ, hoặc nồi (nhỏ hơn nồi chứa nước là được).
-
Khi dùng làm nến, ta đặt ca chứa sáp vào nồi chứa nước to hơn rồi đặt nồi lên bếp để đun.
-
Thợ làm nến thường dùng những ca nhôm to để có thể tiện đun được lượng sáp nhiều để làm 2-6 cái nến nhỏ.
Mặt lợi khi dùng cách đun cách thủy:
- Dù bạn hơi lơ đễnh 1 chút thì cũng không lo sáp bị cháy hoặc quá lửa vì nhiệt độ khi đun cách thủy chỉ bằng nhiệt độ nước sôi là 100°C thôi.
- Rất dễ để có 1 bộ đun cách thủy, bạn có thể tận dụng những thứ đã có trong bếp nhà bạn, vừa đơn giản dễ tìm vừa có giá rẻ.
Bên cạnh đó vẫn có 1 số bất tiện khi dùng đun cách thủy:
- Giới hạn lượng sáp khi nấu vì ca/cốc không đựng được quá nhiều sáp.
- Đun cách thủy cần nhiều thời gian để sáp tan chảy hơn và nhiệt độ cũng chỉ lên tới 100°C (với một số loại sáp có nhiệt độ nóng chảy cao thì sẽ mất nhiều năng lượng và thời gian hơn để nấu).
- Khó điều chỉnh nhiệt độ cũng như giữ nhiệt độ ổn định.
Cách 2: Sử dụng nồi lớn và tô đựng sáp
- Để nồi lên bếp: chọn nồi vừa hoặc to để đựng vừa ca chứa sáp của bạ n. Nếu bạn cần đun lâu thì nên chọn nồi sâu để đựng đủ nước.
- Đặt tô (thép k ghỉ, thiếc, nhôm, thủy tinh chịu nhiệt) lên nồi sao cho đáy tô cách đáy nồi khoảng 10cm hoặc hơn.
- Tô bằng nhôm, thép k ghỉ hoặc đồng sẽ giúp đun nguyên liệu nhanh hơn và giữ nhiệt được lâu hơn để sáp không bị đông quá nhanh.
- Tô bằng thép, thủy tinh chịu nhiệt hoặc sứ sẽ phù hợp hơn khi dùng cho những nguyên liệu có tính axit vì nó sẽ không tạo ra phản ứng với vật đựng. Tuy nhiên, sẽ mất nhiều thời gian đun hơn và phải khuấy nguyên liệu đều. Dùng cốc thủy tinh có thể kiểm tra được lượng nước bên trong nồi.
- Cho nước vào nồi lớn: sau khi chọn được tô phù hợp vừa với nồi thì lấy tô ra và cho nước vào nồi với mực nước cao khoảng 2.5 - 7.5cm. Lượng nước nên cách phần đáy tô 1 khoảng để lượng hơi nước có chỗ để thông thoáng. Nếu không đủ không gian, có thể gây nguy hiểm do hơi nước không có chỗ để thoát ra và có thể gây nổ.
- Dù việc nổ này hiếm có khả năng xảy ra, nhưng nếu bạn đun trong khoảng thời gian dài, bạn nên cẩn thận hơn. Hãy chọn loại tô vừa nhưng không khít với nồi, để hơi nước có chỗ thoát ra.
- Đun sôi nước: đun nồi nước cho tới khi nước sôi thì giảm nhiệt xuống trung bình-thấp để nước sôi lăn tăn. Đặt tô chứa nguyên liệu lên nồi sau khi nước sôi. Nếu đặt cùng lúc khi nước chưa sôi có thể ảnh hưởng tới nguyên liệu.
- Đun nguyên liệu trong tô: khuấy đều để nguyên liệu được tiếp xúc đều nhiệt và tan đều. Khi đun cách thủy, nên giữ cho nước sôi lăn tăn - sôi sủi để giữ cho nước không bốc hơi quá nhanh, vừa tốn năng lượng vừa tạo ra lượng hơi nước thừa lớn. Nếu tô nguyên liệu bắt đầu bị kẹt hoặc dính vào nồi, nhấc tô lên và đảo 1 chút để hơi nước bay đi bớt.
- Lấy tô nguyên liệu ra khỏi nồi đun: vì tô nguyên liệu rất nóng và hơi nước còn trong nồi đun, hãy cẩn thận khi lấy tô nguyên liệu ra khỏi nồi đun. Tốt nhất bạn nên dùng găng tay chống nóng hoặc dụng cụ giữ tô để nhấc tô nguyên liệu ra khỏi nồi đun về phía mình để hơi nước bay về phía đối diện mà không gây nóng/bỏng.
Ảnh: armatagecandlecompany.com và wikihow.com