Sức khỏe

Có bầu không nên ăn gì? 14 thực phẩm cần kiêng khi mang thai

Mai Kiều Liên

Trong thời kỳ mang thai, việc chăm sóc dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, có những thực phẩm mẹ bầu nên tránh hoặc hạn...

Trong thời kỳ mang thai, việc chăm sóc dinh dưỡng là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, có những thực phẩm mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin để giúp mẹ bầu giải đáp câu hỏi "Có bầu không nên ăn gì?".

Có bầu không nên ăn gì?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu muốn chia sẻ mọi thứ mình ăn với em bé đang phát triển trong bụng. Vì muốn dành những điều tốt nhất cho con, việc biết "có bầu không nên ăn gì" luôn là một vấn đề quan trọng.

Một chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng là điều quan trọng trong giai đoạn mang thai. Hầu hết các loại thực phẩm đều an toàn, tuy nhiên có một số thực phẩm mẹ cần tránh khi mang thai để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé, bao gồm:

1. Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao

Hải sản mang lại các chất dinh dưỡng tuyệt vời và axit béo omega-3 cho sự phát triển não và mắt của bé. Tuy nhiên, một số loại cá và động vật có vỏ có chứa hàm lượng thủy ngân nguy hiểm. Thai nhi nhạy cảm với tác động của thủy ngân, đặc biệt là trong tháng thứ ba và thứ tư của thai kỳ. Tích tụ thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của bé.

Vì vậy thay vì ăn các loại cá lớn, phụ nữ mang thai có thể lựa chọn các loại cá như cá minh thái, cá hồi, cá rô phi, cá cơm, cá trích, cá tuyết… trong chế độ dinh dưỡng của mình. Theo khuyến nghị, phụ nữ mang thai nên ăn từ 224-336g cá/hải sản mỗi tuần trong thời kỳ mang thai.

2. Thức ăn sống hoặc chưa nấu chín

Thức ăn sống hoặc chưa được nấu chín không được khuyến nghị trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu. Phụ nữ mang thai nếu sử dụng các thực phẩm sống hoặc tái có nguy cơ nhiễm vi khuẩn coliform, bệnh toxoplasmosis và salmonella.

Bệnh toxoplasmosis do ký sinh trùng toxoplasma gây ra, là một bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến em bé nếu mẹ bầu mắc bệnh lần đầu tiên. Bệnh có thể gây tổn thương não hoặc mù lòa.

3. Thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội

Các loại thực phẩm chế biến sẵn, thịt nguội có nhiều ưu điểm như tiết kiệm thời gian chế biến, dễ ăn, dễ sử dụng tuy nhiên mẹ bầu nên hạn chế ăn.

Thịt nguội có thể chứa vi khuẩn listeria, có thể gây sẩy thai. Listeria có khả năng lây nhiễm sang em bé, gây nhiễm trùng hoặc nhiễm độc máu và có thể đe dọa tính mạng. Hãy nhớ hâm nóng thịt nguội cho đến khi chín trước khi ăn.

4. Trứng sống

Trứng sống hoặc chưa chín có thể mang các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella. Trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ bầu suy yếu tạm thời, dễ bị mắc các bệnh do thực phẩm.

Việc nhiễm vi khuẩn Salmonella có thể khiến mẹ bầu có triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây sinh non hoặc sảy thai. Hãy ăn trứng đã nấu chín kỹ để đảm bảo vi khuẩn đã bị tiêu diệt.

5. Thịt nội tạng

Các loại thịt nội tạng như gan, tim, lòng, dạ dày… của động vật là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn quá nhiều nội tạng có thể gây ngộ độc vitamin A và hàm lượng đồng cao bất thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan. Khuyến nghị là không ăn nội tạng nhiều hơn một lần một tuần trong thời kỳ mang thai.

6. Rau mầm

Ăn rau mầm nhưng cần chế biến kỹ để đảm bảo an toàn. Rau mầm dễ bị nhiễm vi khuẩn như Salmonella, Listeria và E. coli. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào hạt nảy mầm thông qua các vết nứt trên vỏ. Để thận trọng, phụ nữ mang thai nên tránh ăn rau mầm sống.

7. Rau củ quả chưa được rửa sạch

Rau củ quả cần được làm sạch trước khi ăn, để tránh nguy cơ nhiễm Toxoplasma, Norovirus, Virus viêm gan A và Listeria monocytogenes. Rửa rau cẩn thận bằng cách chà sạch vỏ dưới vòi nước và sử dụng các sản phẩm khử trùng thực phẩm nếu có.

8. Một số loại trái cây và nước ép (đu đủ xanh, dứa, nhãn,…)

Đu đủ xanh và dứa không phù hợp với phụ nữ mang thai. Đu đủ xanh chứa mủ cao su và papain, có thể gây sảy thai và gây chuyển dạ sớm. Dứa chứa bromelain, có thể làm mềm cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm.

9. Rượu, bia

Rượu và bia không nên được sử dụng khi mang thai do có thể gây hại cho mẹ và em bé. Uống nhiều rượu khi mang thai có thể gây hội chứng rượu bào thai (FAS).

10. Caffeine

Hạn chế tiêu thụ caffeine trong thai kỳ để tránh các biến chứng. Caffeine có thể tìm thấy trong cà phê, trà, nước tăng lực, socola. Quá nhiều caffeine có thể gây sảy thai hoặc tăng nguy cơ em bé nhẹ cân hoặc phát triển chậm.

11. Nước uống bị ô nhiễm

Uống nước ôi nhiễm có thể gây hại đến thai nhi, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân hoặc sinh non. Nước ôi nhiễm có thể chứa các vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Coliforms, các kim loại nặng, hóa chất.

12. Măng tươi

Măng tươi là một loại thực phẩm không nên ăn khi mang thai. Trong măng chứa chất có thể gây ngộ độc, và nếu không được chế biến kỹ trước khi ăn, mẹ bầu có thể bị ngộ độc.

13. Khổ qua

Khổ qua có thể tiềm ẩn những nguy cơ đối với mẹ bầu bao gồm ngộ độc, khó tiêu, tiêu chảy, sinh non, sảy thai. Trong khổ qua có chứa các chất có khả năng gây kích thích và gây dị ứng.

14. Rau ngót

Rau ngót có chứa chất có tác dụng làm giãn cơ trơn của mạch máu và chất có tác hại cản trở việc hấp thu canxi và phốt pho ở mẹ bầu. Không nên tiêu thụ rau ngót hoặc papaverin nếu không cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng như thế nào tốt cho bà bầu?

Dinh dưỡng là một phần quan trọng giúp mẹ khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Một chế độ ăn tốt cần đảm bảo cân bằng các nhóm chất như chất bột đường, chất đạm, chất béo, các loại vitamin...

Để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí não, mẹ cần bổ sung đủ acid folic, sắt, canxi, protein, kẽm, vitamin D. Bên cạnh đó, mẹ nên nắm rõ danh sách "mẹ bầu không nên ăn gì" và "những thực phẩm nên ăn trong thai kỳ" để chuẩn bị tốt nhất trong hành trình 9 tháng mang thai này.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Việc thiếu hụt dinh dưỡng trong thời kỳ này có thể làm tăng thêm các tai biến, trẻ sinh non, nhẹ cân.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc "có bầu không nên ăn gì". Vui lòng liên hệ với các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để tư vấn và đặt hẹn khám thai định kỳ.

Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt giai đoạn mang thai để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Chúng tôi có đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa và chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm, sẵn lòng tư vấn và thăm khám cho mẹ bầu. Đồng thời, trang bị các phòng khám hiện đại và máy móc tiên tiến để đảm bảo chất lượng chăm sóc tốt nhất cho mẹ và bé.

Hãy liên hệ với chúng tôi để đặt lịch hẹn khám và tư vấn về dinh dưỡng cho bà bầu.

1