Sức khỏe

Bà bầu có được ăn dứa không? Thực hư lời đồn ăn dứa gây sảy thai

Mai Kiều Liên

Cũng giống như nhiều loại trái cây khác, dứa cung cấp nhiều vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, dứa cũng tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng...

Cũng giống như nhiều loại trái cây khác, dứa cung cấp nhiều vitamin và các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe. Nhưng bên cạnh đó, dứa cũng tồn tại nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, nhiều mẹ bầu băn khoăn rằng bà bầu có được ăn dứa không. Hãy cùng Biostime đi tìm câu trả lời qua những thông tin sau đây.

Dứa có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nên mọi người thường băn khoăn bà bầu có được ăn dứa không (Ảnh sưu tầm)

Thành phần dinh dưỡng trong quả dứa

Dứa có là loại quả nhiệt đới, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như thơm, khóm. Dứa có vị chua ngọt đặc trưng cùng kết cấu mọng nước. Trong dứa hay khóm chứa nhiều dưỡng chất, được công nhận là tốt cho sức khỏe con người:

  • Vitamin C: Chiếm phần lớn trong dứa, có nhiệm vụ tăng hệ miễn dịch và giảm viêm
  • Kali: Duy trì chỉ số huyết áp và tốt cho sức khỏe tim mạch
  • Chất xơ: Ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ kiểm soát đường huyết
  • Vitamin A: Bảo vệ thị lực, làm đẹp da
  • Vitamin K: Yếu tố quan trọng trong quá trình làm đông máu, duy trì độ chắc khỏe cho xương và răng
  • Folate, Natri, Magie: Khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Nhìn chung, dứa là nguồn bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Thực đơn kết hợp với dứa thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng tổng thể sức khỏe, cũng như đảm bảo nhu cầu về vitamin và khoáng chất tối thiểu trong cơ thể.

Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn dứa không vẫn là thắc mắc của nhiều người. Nguyên nhân là chế độ dinh dưỡng của thai phụ cần được kiểm soát kỹ lưỡng, tránh những chất ảnh hưởng tới mẹ và bé. Để bà bầu có một thai kỳ an toàn, bạn nên tìm hiểu bà bầu có được ăn dứa không.

Bà bầu có được ăn dứa không?

Theo kinh nghiệm dân gian truyền miệng, ăn dứa khi mang bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu sẽ dễ bị sảy thai. Điều này dẫn đến việc nhiều chị em lo lắng bà bầu có được ăn dứa không. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận chắc chắn nguyên nhân sảy thai là do ăn dứa.

Các chuyên gia cho rằng, trong trái dứa có chứa một loại enzyme tên là bromelain. Đây là một thành phần được khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai vì chúng có thể gây ra hoạt động phá vỡ cấu trúc protein trong cơ thể, khiến cơ thể gặp phải tình trạng xuất huyết, chảy máu bất thường. Đây cũng chính là lý do vì sao nhiều người cho rằng ăn dứa có thể gây sảy thai.

Tuy nhiên, lượng bromelain trong một quả dứa rất thấp, không đủ để làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, có thể ăn dứa khi mang thai với lượng vừa phải từ 1-2 khẩu phần mỗi tuần (khoảng 165g/một khẩu phần). Ngoài ra, để an tâm hơn khi ăn dứa, mẹ bầu nên bỏ sạch phần lõi trước khi ăn, vì đây là nơi tập trung nhiều enzyme bromelain nhất.

Trường hợp mẹ bầu ăn quá nhiều dứa (từ 7-10 quả cùng một lúc) có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, vì lúc này mẹ bầu đã nạp vào cơ thể một lượng lớn bromelain sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Theo các chuyên gia, bà bầu có được ăn dứa không còn tuỳ vào từng trường hợp, ăn nhiều hay ít, bên cạnh đó tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu có nên sử dụng hay không. Với các mẹ cơ địa yếu, dễ có nguy cơ sảy thai thì tốt nhất không nên ăn loại quả này trong suốt thai kỳ.

Tuỳ từng cơ địa mà bà bầu có thể ăn được dứa hay không

Lợi ích của quả dứa với bà bầu

Bà bầu có được ăn dứa không? Câu trả lời là có đối với các mẹ bầu có sức khoẻ tốt. Bởi dứa là một loại quả có chứa vitamin tổng hợp cho bà bầu và các khoáng chất thiết yếu, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và thai nhi:

Hỗ trợ hệ miễn dịch

Bà bầu có nên ăn dứa không? Dứa có chứa nhiều Vitamin C chiếm khoảng 131% và các chất chống oxy hóa hòa tan trong nước có tác dụng rất tốt trong việc chống lại sự suy giảm tế bào diễn ra bên trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh thông thường khi mang thai, giúp làn da của mẹ bầu sáng khỏe hơn.

Giúp bổ sung vitamin nhóm B

Dứa còn là một nguồn thực phẩm giàu Vitamin B như Vitamin B1 (Thiamine), B6 (Pyridoxine) và B9 (Folate). Vitamin B1 có tác dụng tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, cơ, tim. Vitamin B6 có nhiệm vụ cung cấp các kháng thể, sản xuất năng lượng, giúp hình ảnh hồng cầu và mang lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu khi bị ốm nghén.

Sản xuất collagen

Vitamin C trong dứa giúp thúc đẩy sản xuất collagen, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương, da, sụn và gân của thai nhi. Một khẩu phần dứa khoảng 80-85 mg/ngày gần như cung cấp đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày cho mẹ bầu và thai nhi.

Cung cấp chất xơ tự nhiên

Hàm lượng chất xơ trong dứa cao (một trái dứa có khoảng 13 g chất xơ) nên sẽ giúp ngăn ngừa táo bón cho thai phụ hiệu quả, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy quá trình đi ngoài đều đặn, trơn tru hơn.

Bổ sung khoáng chất đồng

Đồng là một trong những khoáng chất có tác dụng hỗ trợ quá trình hình thành hồng cầu và hình thành tim của thai nhi. Trong dứa có chứa một lượng đồng khá cao, do đó mẹ bầu ăn dứa sẽ rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của em bé.

Bổ sung sắt và axit folic

Ăn dứa tươi có thể cung cấp một lượng sắt cho bà bầu để sản xuất hồng cầu, tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, ăn dứa còn giúp đưa acid folic vào cơ thể mẹ, hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi, ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và một số dị tật bẩm sinh khác của thai nhi.

Giúp phục hồi quá trình tiêu hóa

Đối với quá trình tiêu hóa, lượng bromelain có trong dứa giúp chống lại các vi khuẩn đường ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng, trào ngược axit, phục hồi quá trình tiêu hóa nói chung. Ngoài ra, nó cũng có lợi trong việc giúp ngăn ngừa phản ứng tự miễn do dị ứng thực phẩm gây nên.

Giúp lợi tiểu

Vì thế, bà bầu ăn dứa sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bởi dứa có tác dụng trong việc giúp cải thiện chức năng thận, làm tăng sản xuất nước tiểu, lợi tiểu. Ngoài ra nó còn có vai trò quan trọng trong các quá trình liên quan đến điều chỉnh chất lỏng trong các mô, hạn chế tích tụ chất lỏng trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng phù nề phổ biến trong thai kỳ.

Điều trị giãn tĩnh mạch

Nhiều mẹ bầu khi mang thai xuất hiện tình trạng bị giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở phần chân. Các tĩnh mạch khi bị giãn sẽ phình to lên, xoắn lại gây đau nhức. Mẹ bầu nên ăn dứa vì trong dứa có chứa bromelain giúp làm giảm sự hình thành chất xơ trên tĩnh mạch và làm dịu đi sự khó chịu cho mẹ bầu.

Điều hòa huyết áp

Dứa là 1 trong 8 loại trái cây có công dụng điều hòa huyết áp hiệu quả. Vì thế mẹ bầu nên ăn dứa bởi trong dứa có chứa một lượng lớn các enzyme có tác dụng phân giải chất đạm, cải thiện quá trình tuần hoàn máu. Đặc biệt, nước dứa còn bao gồm nhiều hoạt chất giúp hạn chế tối đa việc hình thành huyết khối, ngăn ngừa phù thũng.

Cải thiện cảm xúc, giảm stress

Mùi thơm của dứa giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng rất hiệu quả. Ngoài ra, vị chua chua ngọt ngọt đặc trưng của loại quả này còn giúp kích thích vị giác, làm mẹ cảm thấy ăn ngon miệng hơn, từ đó làm dịu đi cảm giác căng thẳng, lo âu.

Nguy cơ khi bà bầu ăn dứa không đúng cách

Nhưng bên cạnh những công dụng mà dứa mang lại cho sức khỏe còn có những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi bà bầu ăn dứa không đúng cách. Do đó, bên cạnh vấn đề bà bầu có được ăn dứa không, chị em không nên bỏ qua thông tin về các nguy cơ sử dụng dứa sai cách dưới đây:

Ợ nóng và trào ngược dạ dày

Dứa cũng có tính axit khá cao, nếu ăn quá nhiều dứa có thể khiến một số người bị trào ngược axit dạ dày, nhất là đối với những mẹ bầu có dạ dày nhạy cảm hoặc đường tiêu hóa yếu. Vì thế để không bị ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày, mẹ bầu nên ăn đúng và đủ lượng dứa mà các chuyên gia khuyên dùng.

Nguy cơ sảy thai

Mặc dù bromelain trong dứa nếu sử dụng hợp lý sẽ đem lại nhiều lợi ích, nhưng khi ăn quá nhiều dứa sẽ làm tăng lượng enzyme này dẫn đến cổ tử cung co bóp mạnh, gây sảy thai hoặc chuyển dạ sớm.

Tăng lượng đường trong máu

Dứa là loại quả có chứa nhiều đường glucose và saccarose nên việc ăn quá nhiều dứa có thể gây tăng đường huyết đột ngột. Tuy nó không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng chắc chắn nó sẽ làm tình trạng của mẹ bầu thêm trầm trọng hơn. Do đó, mẹ bầu được chẩn đoán là bị tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế ăn dứa.

Thừa cân

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng cho con người. Nếu ăn nhiều dứa sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì, nhất là đối với những người thừa cân béo phì. Do vậy, mẹ bị thừa cân khi mang thai nên hạn chế ăn dứa.

Tiêu chảy

Bà bầu có được ăn dứa không? Việc ăn quá nhiều dứa khi mang thai, đặc biệt là dứa chưa chín có thể làm tăng bromelain dẫn đến tình trạng bà bầu bị tiêu chảy nặng và nôn mửa.

Dị ứng

Ăn dứa có thể gây ra các phản ứng bất lợi cho một số người. Có thể là bị kích ứng như bỏng hoặc đau trong miệng do hàm lượng bromelain của dứa và độ pH có tính axit gây nên; hội chứng dị ứng miệng như ngứa hoặc sưng; trong một số trường hợp bị sốc phản vệ như thở khò khè hoặc không thở được. Nếu mẹ bầu ăn dứa mà gặp một số phản ứng dị ứng này cần đi gặp bác sĩ để khám chữa kịp thời.

Lưu ý cho bà bầu khi ăn dứa

Bà bầu có được ăn dứa không? Đối với các trường hợp mẹ bầu được ăn dứa thì cần đặc biệt lưu ý:

  • Không ăn dứa bị dập, nát: Bởi vì dứa mọc sát đất, vỏ xù xì là nơi cư trú của nhiều loại nấm. Khi bị dập nát, nấm sẽ phát triển vào sâu trong quả, gây ngộ độc cho mẹ bầu nếu ăn phải.
  • Không ăn dứa khi đói: Ưn dứa khi đói sẽ khiến cho cơ thể khó chịu, nôn nao. Nguyên nhân là do enzyme bromelain và các chất hữu cơ có trong dứa tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột.
  • Không ăn dứa vào buổi tối: Dứa có tác dụng lợi tiểu nên nếu ăn dứa vào buổi tối sẽ khiến mẹ bầu tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, ăn dứa vào buổi tối còn tăng gánh nặng cho thận, dễ gây suy thận.
  • Loại bỏ lõi dứa: Trước khi ăn dứa, phải loại bỏ lõi vì chúng có thể gây ra tình trạng hình thành những búi xơ trong ruột.
  • Không sử dụng dứa xanh: Không nên ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín vì lúc này dứa có thể gây ngộ độc cho mẹ bầu.
  • Không nên ăn cùng các loại thực phẩm khác: Ăn dứa cùng sữa, trứng, xoài, củ cải, hải sản có thể gây ra các phản ứng phụ, dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm:

  • Bà bầu ăn na được không?
  • Bà bầu ăn đào được không?

Qua bài viết trên, các mẹ bầu đã có thể hoàn toàn yên tâm ăn dứa mà không còn lo lắng về vấn đề bà bầu có được ăn dứa không. Mẹ có thể tự tin đưa dứa vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

1